Thế Giới

Sau khi gặp TT Zelensky, Chủ tịch Johnson nói viện trợ Ukraine không tách an ninh biên giới Mỹ

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson hôm thứ Ba (12/12) nói sau khi gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng bất kỳ khoản viện trợ nào cấp cho Kyiv đều phải đi kèm với khoản tiền chi cho đảm bảo an ninh biên giới miền nam nước Mỹ.

Đây là những điều kiện của chúng tôi bởi vì đây là những điều kiện của người dân Mỹ”, ông Johnson nói, theo The Hill.

Ông Zelensky đã đến Điện Capitol tại thủ đô Washington D.C vào sáng thứ Ba (12/12) để nỗ lực thuyết phục quốc hội liên bang Mỹ tiếp tục cung cấp viện trợ nhằm giúp Ukraine thắng thế trong cuộc chiến tranh với Nga.

Ông Johnson được cho là đã có một cuộc họp thiện chí với ông Zelensky, nhưng ông nói sau cuộc gặp rằng lập trường của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện vẫn như cũ: Cấp tiền cho Ukraine phải luôn đi kèm với an ninh biên giới.

Ngay từ ban đầu, khi tôi được trao chiếc búa quyền lực [tại Hạ viện], chúng tôi đã cần làm rõ về những gì chúng tôi sẽ làm tại Ukraine và cách chúng tôi sẽ giám sát phù hợp những đồng USD đáng quý của người nộp thuế Mỹ, và chúng tôi cần một sự thay đổi hoàn toàn tại biên giới. Cho đến nay, chúng tôi chưa đạt được điều gì trong số đó”, Dân biểu đại diện cho tiểu bang Louisiana nói.

Trước khi gặp ông Johnson, ông Zelensky trong sáng 12/12 đã gặp Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer và Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện Mitch McConnell.

Ông Schumer bày tỏ đồng tình với tuyên bố của ông Zelensky hôm 11/12 tại Đại học Quốc phòng rằng sự trì hoãn thông qua viện trợ Ukraine tại Quốc hội Mỹ đã mang lại lợi ích cho Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông Schumer viết trên mạng xã hội X (tên mới của Twitter): “Cảm ơn ông, Tổng thống Ukraine Zelensky vì đã đến nói chuyện với Thượng viện hôm nay! Đảng Cộng hòa phải đặt tâm vào những cảnh báo của ông ấy: Người duy nhất lúc này hài lòng về sự trì hoãn tại Quốc hội là Putin. Putin hài lòng khi những chính sách biên giới của Trump đang phá hoại viện trợ cho Ukraine”.

Tuy nhiên, chuyến thăm của ông Zelensky dường như đã không xoay chuyển được quan điểm của Đảng Cộng hòa về viện trợ cho Ukraine.

Lãnh đạo Thiểu số Thượng viện McConnell (Đảng Cộng hòa, Kentucky) đã tái nhấn mạnh sự ủng hộ của ông đối với Ukraine, nhưng cũng bày tỏ nhu cầu về an ninh biên giới miền nam nước Mỹ.

Sự ủng hộ của tôi cho Ukraine và Israel là rất vững chắc. Tôi cam kết quân đội Mỹ sẵn sàng ngăn chặn và đánh bại sự gây hấn của Trung Quốc. Tôi quyết tâm đưa cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia tại biên giới miền nam vào tầm quyền soát, và tôi sẽ làm việc để hoàn thành việc đó đến cùng”, ông McConnell nói.

Thượng nghị sĩ J.D Vance (Đảng Cộng hòa, Ohio), nhân vật vốn luôn hoài nghi về viện trợ Ukraine, đã rời cuộc gặp với lãnh đạo Kyiv sớm và không thay đổi lập trường, theo CNN.

Theo CNN, ông J.D Vance nói ông Zelensky đã đưa ra “cập nhật về các cột mốc chiến lược” trong nỗ lực chiến tranh và đã bắt đầu nhận câu hỏi từ các thành viên quốc hội lúc ông rời đi.

Lãnh đạo số 2 của Đảng Cộng hòa tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ John Thune nói với Punchbowl News: “Thông điệp đến từ cuộc họp với ông Zelensky nên là ‘chúng tôi muốn giúp, nhưng chúng tôi cần Đảng Dân chủ nghiêm túc về biên giới’”.

Thượng nghị sĩ James Lankford (Đảng Cộng hòa, Oklahoma) nói với Punchbowl News: “Chúng ta phải có thể giải quyết tất cả những thứ này cùng nhau. Đó là cách gói chi tiêu này đã được đưa ra ngay từ ban đầu”. Ông Lankford là người lãnh đạo nhóm Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đàm phán về thỏa thuận chi tiêu Ukraine-biên giới miền nam.

Ngay cả Thượng nghị sĩ Mitt Romney (Đảng Cộng hòa, Utah), một người ủng hộ Ukraine kiên định, cũng đã kêu gọi Đảng Dân chủ “hãy hoàn thành công việc”.

Cấp tiền cho Ukraine là rất quan trọng, nên họ phải làm bất cứ điều gì có thể để khắc phục được vấn đề biên giới”, ông Romney nói với Punchbowl News.

Chuyến công du lần này của ông Zelensky là lần thứ ba tổng thống Ukraine tới Washington, D.C kể từ khi chiến thanh Nga-Ukraine bùng phát từ tháng 2/2022.

Ông Zelensky đến thủ đô nước Mỹ lần này để yêu cầu Quốc hội thông qua 61 tỷ USD viện trợ thêm cho Ukraine, ngoài khoản 113 tỷ USD mà các nhà lập pháp Mỹ đã chuẩn thuận từ đầu năm nay.

Chính quyền Biden đã yêu cầu khoản tài trợ cho Ukraine nêu trên nằm trong gói chi tiêu gộp 106 tỷ USD cho cả Ukraine, Israel (14 tỷ USD), Đài Loan và biên giới miền nam nước Mỹ (13 tỷ USD). Đảng Cộng hòa nói rằng khoản chi 13 tỷ USD cho an ninh biên giới miền nam là không đủ và đang kêu gọi thực hiện hàng loạt các cải cách luật nhập cư để giảm số lượng người xin tị nạn và vượt biên bất hợp pháp.

Hải Đăng (T/h)

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

5 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

6 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

6 giờ ago

Kiev: Nga dùng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tấn công Ukraine

Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…

7 giờ ago

Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện

Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…

8 giờ ago

TP.HCM đề xuất xóa nợ quá hạn, khó thu hồi cho người nghèo

UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…

9 giờ ago