Gần đây, 2 tuyến cáp ngầm từ Đài Loan đến đảo Matsu (Mã Tổ, Đài Loan) đã bị tàu Trung Quốc cắt đứt, dẫn đến việc liên lạc của đảo Matsu bị gián đoạn hoàn toàn trong gần một tuần. Các nhà lập pháp lo ngại đến an ninh quốc gia và kêu gọi điều tra.
Theo báo cáo của Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA), 2 tuyến cáp quang biển Đài Loan-Malaysia của Công ty Chunghwa Telecom (Trung Hoa Điện Tín) lần lượt bị cắt đứt vào tối ngày 2/2 và trưa ngày 8/2, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dịch vụ liên lạc của khách hàng ở khu vực Matsu.
Phó Chủ tịch kiêm Người phát ngôn của Ủy ban Truyền thông Quốc gia (NCC), ông Ông Bá Tông (Po-Tsung Wong) cho biết, theo dữ liệu của Chunghwa Telecom, cáp quang biển Đài Loan-Malaysia số 2 đã bị một tàu đánh cá Trung Quốc cắt đứt. Cáp quang biển Đài Loan-Malaysia số 3 bị một tàu chở hàng không rõ danh tính phá hỏng.
Ông chỉ ra rằng theo hệ thống nhận dạng tự động, Chunghwa Telecom đã ghi lại mã số nhận dạng dịch vụ di động hàng hải (MMSI). Tuyến cáp quang biển Đài Loan-Malaysia số 3 bị nghi ngờ là do MMSI của tàu chở hàng Trung Quốc làm hỏng ngày 8/2.
Tuy nhiên, thông tin vẫn đang được cảnh sát biển xử lý. Chunghwa Telecom đã báo cáo vụ việc cho cảnh sát biển.
Báo cáo dẫn lời các giám đốc điều hành viễn thông cấp cao, những người quen thuộc với hoạt động kinh doanh cáp quang biển, tiết lộ rằng khả năng cáp quang biển bị hư hỏng do tác động ngoại lực là rất cao, và việc cả 2 cáp bị đứt sau khi bảo trì cũng không hiếm gặp.
“Từng có lần một tuyến cáp quang biển bị đứt, sau khi xin lịch bảo trì cáp biển quốc tế, không lâu sau tuyến thứ 2 cũng bị đứt”.
Các giám đốc điều hành viễn thông chỉ ra, vì Đài Loan có 30 tuyến cáp quang biển ở nước ngoài, nên chúng có thể dự phòng cho nhau và mạng lưới ít bị ảnh hưởng hơn. Tuy nhiên hiện tại chỉ có 2 tuyến cáp quang biển giữa Đài Loan và Malaysia và có nhiều tàu đánh cá đi qua. Chunghwa Telecom đã nhắm mục tiêu bảo trì đặc biệt tại khu vực này.
Chunghwa Telecom đã khẩn trương mời một số tàu cáp ngầm quốc tế đến Đài Loan sửa chữa khẩn cấp. Trong số các tàu cáp ngầm quốc tế có thể đến, ước tính sớm nhất phải đến ngày 20/4 mới đến được Đài Loan.
Ngoài ra, khi các tàu cáp ngầm quốc tế đến Đài Loan để bảo trì, chi phí bảo trì được tính theo ngày. Chi phí cho mỗi lần sửa chữa cáp quang biển vào khoảng 10 triệu – 20 triệu Đài tệ (khoảng 329.000 – 658.000 USD).
Để cải thiện tính ổn định của các dịch vụ liên lạc Đài Loan-Malaysia trong tương lai, Chunghwa Telecom đã lên kế hoạch hoàn thành việc xây dựng tuyến cáp ngầm Đài Loan-Malaysia số 4 mới vào tháng 9/2025, nhằm giảm tác động của việc ngắt kết nối cáp ngầm do sự cố trong tương lai.
Ông Bá Tông chỉ ra rằng tuyến cáp ngầm Đài Loan-Malaysia số 4 sẽ sử dụng công nghệ mới, chôn cáp ngầm dưới cát ít nhất 1,5m, nhằm tránh việc dễ dàng hư hỏng.
Các nhà lập pháp đã đặt câu hỏi rằng liệu 2 tuyến cáp quang biển Đài Loan-Malaysia bị cắt hoàn toàn gần đây có phải là một hành động cố ý của Trung Quốc hay không.
Epoch Times đưa tin, nhà lập pháp Vương Định Vũ (Wang Ding-yu) của Đảng Dân Tiến cho rằng vụ việc này có thể liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Tổ chức tư vấn chính sách của Mỹ, chính phủ hay Đài Loan đều đánh giá rằng nếu Trung Quốc muốn phát động chiến tranh chống lại Đài Loan, thì việc cắt cáp quang biển sẽ là một trong những thủ đoạn đó.
Ông cho biết, việc này rốt cuộc là tai nạn do tàu vận chuyển hàng hóa hay do con người gây ra, cũng đều phải điều tra rõ ràng, và nên xây dựng một phương án dự phòng an toàn, đáng tin cậy hơn.
Ông Vương Định Vũ nói rằng đây là vấn đề sinh kế và an ninh của người dân, đồng thời cũng là vấn đề bắt buộc đối với Đài Loan trước mối đe dọa của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chính phủ Đài Loan phải tìm ra bối cảnh của toàn bộ sự cố. Hệ thống truyền dẫn vi ba dự phòng hiện đang được kích hoạt, để việc liên lạc và gửi tin nhắn cơ bản không bị gián đoạn. Đồng thời cũng phải có kế hoạch ứng phó trong trường hợp hệ thống dự phòng cũng bị gián đoạn hoặc bị phá hủy.
Trong một cuộc phỏng vấn với giới truyền thông tại Viện Lập pháp vào ngày 17/2, Bộ trưởng Quốc phòng Khưu Quốc Chính (Chiu Kuo-cheng) đã trả lời rằng cáp ngầm là một trong những cách để liên lạc với quân đội Matsu.
Với bất cứ thông tin liên lạc nào, quân đội quốc gia Đài Loan đều có chức năng kèm theo. Quân đội sẽ không chỉ dựa vào một phương thức nào đó, mà còn có radio, truyền dẫn vi ba, v.v.
Đến nay, không có vấn đề gì khi liên lạc với các hòn đảo xa xôi. Về việc chuyện này có được coi là một cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia hay không? Ông đáp: “Đương nhiên là có.”
Ông Matt Gaetz hôm thứ Năm (21/11) đã tuyên bố rằng ông sẽ rút lui…
Có hơn 1.000 cây guitar acoustic và guitar điện không có chữ ký của ông…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều tác hại đối với cơ thể,…
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…