Theo BBC, một thẩm phán liên bang Mỹ đã từ chối yêu cầu ra lệnh phong tỏa sắc lệnh hạn chế di trú mới mà Tổng thống Donald Trump vừa công bố.
Người ra quyết định này là thẩm phán James Robart làm việc tại tòa án quận Seattle, cũng chính là vị thẩm phán đã ra lệnh chặn lệnh cấm nhập cảnh lần trước của ông Trump. Lệnh chặn này đến giờ vẫn đang có hiệu lực, khiến Tổng thống và đội ngũ ở Nhà Trắng phải soạn thảo một sắc lệnh mới, được cho là cải tổ nhẹ nhàng và hợp lý hơn.
>> Tổng thống Trump ký lệnh hạn chế di trú mới
Lần trước, ông Robart ra quyết định dựa trên đơn kiện của bang Washington, cho rằng sắc lệnh của ông Trump là vi hiến.
Lần này cũng đã có một số bang lên tiếng phản đối sắc lệnh mới của Tổng thống, bao gồm Hawaii và Washington. Nhưng thẩm phán Robart cho rằng các luật sư của bang Washington phải đệ trình nhiều tài liệu bao quát hơn.
Bang Washington cho rằng vì sắc lệnh cũ của ông Trump đã bị chặn, và sắc lệnh mới có nội dung không khác nhiều, nên lệnh chặn cũng có thể mở rộng luôn cho sắc lệnh mới này.
Nhưng ông Robart nói quy trình tố tụng không cho phép ông làm như vậy, phải có một đơn khiếu tố hoặc một bản kiến nghị (motion) được trình lên trước khi ông có thể ra phán quyết.
Sắc lệnh mới của ông Trump, vẫn bị một số báo chí gọi là lệnh cấm nhập cảnh, có một số điều chỉnh so với sắc lệnh cũ. Lệnh này tạm ngưng nhận công dân của 6 quốc gia đa số dân theo Hồi giáo trong vòng 90 ngày, và có hiệu lực sau 10 ngày ký.
Sắc lệnh cũ, đã bị chặn hồi tháng 2, tạm cấm công dân của 7 quốc gia đa số Hồi giáo vào Mỹ và có hiệu lực ngay tức khắc, riêng công dân Syria bị cấm vĩnh viễn.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Năm (9/3) nói rằng chính quyền Trump tin rằng sắc lệnh mới không bị vướng vào các rắc rối pháp lý như trước.
Tổng thống Mỹ có quyền quyết định ngừng hay tiếp tục các chương trình tị nạn và trục xuất bất cứ người ngoại quốc nào bị cho là gây hại tới an ninh quốc gia. Nhưng những người phản đối nói sắc lệnh cũ của ông Trump phân biệt tôn giáo và vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, một quyền được bảo đảm trong Hiến pháp Mỹ. Thẩm phán Robart đã ra quyết định phong tỏa đối với sắc lệnh cũ dựa trên lập luận này.
Tuy nhiên Tổng thống Trump và người ủng hộ nói đây không phải lệnh cấm Hồi giáo mà một số quốc gia ở Trung Đông bị cấm tại vì ở đó có nguy cơ khủng bố cao và các nhân viên an ninh của Mỹ không thể thực hiện thẩm tra lý lịch một cách an toàn.
Video: Tổng thống Trump nói về chương trình chăm sóc sức khỏe cho người dân Hoa Kỳ và kế hoạch xóa bỏ, thay thế ObamaCare hôm 10/3/2017, nhân mốc 50 ngày sau khi nhậm chức:
Trọng Đức
Xem thêm:
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…