Thế Giới

Thế lực thực sự điều khiển “lừa đảo trực tuyến” ở miền bắc Myanmar

Tại bang Shan ở miền bắc Myanmar, xung đột vũ trang khốc liệt đã nổ ra giữa một số lực lượng vũ trang liên minh dân tộc thiểu số và lực lượng Chính phủ Myanmar trong những ngày gần đây. Liên minh không chỉ bày tỏ ý định lật đổ chế độ độc tài quân sự, mà còn giơ cờ hiệu chưa từng có “quét sạch gian lận viễn thông”.

Các thành viên của quân đội Myanmar tuần tra trong lễ hội té nước năm mới của Myanmar, người địa phương gọi là Thingyan, ở Yangon vào ngày 13/4/2023. (Ảnh của STR/AFP qua Getty Images)

Sau nhiều ngày giao tranh ác liệt, quân Chính phủ dần dần rút lui. Theo Mạng thông tin Kokang, tính đến ngày 5/11, lực lượng liên quân miền bắc Myanmar đã chiếm được hơn 100 cứ điểm.

Chính phủ quân sự Myanmar hôm 2/11 xác nhận 3 quận Chinshwehaw, Pang Hseng và Kyukok ở bang Shan do lực lượng Chính phủ kiểm soát đã thất thủ.

Những người phát động cuộc tấn công chống lại lực lượng Chính phủ là Quân đội Liên minh Dân chủ Quốc gia Myanmar (MNDAA, còn được gọi là Quân đội Liên minh Kokang), Quân đội Giải phóng Quốc gia Ta’ang (TNLA), Quân đội Arakan (AA) và Quân đội Độc lập Kachin ( KIA).

Liên minh đã phát động cuộc tấn công vào lực lượng chính phủ Myanmar vào ngày 27/10. Trong tuyên bố hành động ngày hôm đó, họ tuyên bố sẽ đoàn kết tất cả các tổ chức cách mạng để lật đổ chế độ độc tài của tập đoàn quân sự Myanmar. Đồng thời xóa bỏ tận gốc gian lận, lừa đảo viễn thông cho đến cả các ổ lừa đảo và ô bảo vệ của của chúng trên toàn quốc, kể cả ở khu vực biên giới Trung Quốc – Myanmar.

Kokang là đặc khu đầu tiên ở bang Shan. Các thủ lĩnh của quân đội liên minh ban đầu nắm quyền ở Kokang đã bị chính quyền quân sự Myanmar trục xuất vào năm 2009.

Vào ngày 27/10, Lực lượng Đồng minh Kokang dẫn đầu cuộc tấn công cũng đưa ra “Thông điệp gửi tới người dân cả nước” dưới danh nghĩa “Chính quyền Đặc khu hành chính thứ nhất bang Shan”. Bức thư ngỏ cáo buộc chính quyền quân sự đã đẩy “đất nước vào trạng thái vô chính phủ, bước vào vòng luẩn quẩn càng hỗn loạn càng nghèo đói, càng nghèo đói càng hỗn loạn” kể từ khi phát động cuộc đảo chính vào năm 2021.

Năm 2021, chính quyền quân sự Myanmar tiến hành đảo chính, lật đổ Chính phủ “Liên minh Quốc gia vì Dân chủ” và bắt giữ hai nhà lãnh đạo là Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint.

Đối với cuộc tấn công này của Quân đội Liên minh Kokang, tổng cộng có 14 tổ chức trên khắp Myanmar đã tuyên bố ủng hộ. Tại bang Wa, tiếp giáp với bang Shan, Quân đội liên minh bang Wa (UWSA), lực lượng kiểm soát khu vực, đã tuyên bố trung lập.

Ủy ban Hành chính Khu tự trị Kokang ở bang Shan, do chính quyền quân sự Myanmar kiểm soát, tuyên bố vào ngày 28/10 rằng họ “lên án nghiêm khắc“hành động tàn bạo của phiến quân Peng đã tấn công các thị trấn và tàn sát các quan chức nhà nước”.

Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (UNOCHA) cho biết, tính đến ngày 30/10, hơn 6.200 người đã phải sống lang thang không có nơi ở, khoảng 500 người chưa được xác nhận đã vượt biên sang Trung Quốc để tị nạn.

Lực lượng liên quân giăng cờ hiệu “chống lừa đảo”

Myanmar là một quốc gia đa sắc tộc, chủ yếu là dân tộc Bamar cùng với hơn 100 dân tộc khác và có những khác biệt đáng kể về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và chính trị. Một số dân tộc thiểu số lớn hơn cũng đã thiết lập quyền lực chính trị của riêng mình và thậm chí còn cai trị người Bamar trong một thời gian. Lực lượng vũ trang của các dân tộc thiểu số ở Myanmar rất đông đảo và không bị ràng buộc bởi Chính phủ.

Trong cuộc xung đột vũ trang này, lực lượng liên minh đã tung ra cờ hiệu “quét sạch gian lận viễn thông”, điều chưa từng có trong các cuộc xung đột trước đây.

Trong những năm gần đây, ngành lừa đảo viễn thông đã phát triển nhanh chóng ở Đông Nam Á, trong đó miền bắc Myanmar và miền đông Myanmar là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo báo cáo, có ít nhất 1.000 khu công nghiệp ở hai nơi này và hơn 100.000 người tham gia lừa đảo viễn thông mỗi ngày.

Tờ Epoch Times đã nhiều lần tiết lộ rằng ông chủ của các công ty lừa đảo này đều là người Trung Quốc; người làm trong lĩnh vực này về cơ bản là người Trung Quốc và phần lớn trong số họ đã bị lừa dối, bắt cóc hoặc bị buôn bán đến đây, sau khi bị mất tự do họ bị buộc phải làm việc lừa đảo này.

Theo báo cáo của những người Trung Quốc trốn khỏi các khu ‘công nghiệp lừa đảo’ trước đây, nếu không nghe lời sẽ bị đánh đập dã man, có người bị cắt gân chân, chặt ngón tay và bị nhốt trong phòng giam chứa nước, có người bị bán nội tạng hoặc bị chôn sống; một số phụ nữ bị tra tấn, bị ép làm gái mại dâm hoặc nô lệ tình dục, số phận của họ vô cùng bi thảm.

Lý do khiến các ‘công ty lừa đảo điện tử’ vô pháp luật như vậy là vì chúng có mối liên hệ sâu sắc với các thế lực đen tối ở địa phương. Các ‘công ty lừa đảo điện tử’ cung cấp nguồn tài chính, trong khi các lãnh chúa vũ trang địa phương bảo vệ họ.

Được biết, tại vương quốc bán độc lập Kokang, những kẻ thực sự kiểm soát ngành lừa đảo điện tử chủ yếu là “tứ đại gia tộc” địa phương, đó là gia tộc Bai Suocheng, gia tộc Wei Chaoren, gia tộc Liu Guoxi và gia tộc Liu Zhengxiang (Liu Abao).

Bai Suocheng, Wei Chaoren và Liu Guoxi từng là cấp dưới của Peng Jiasheng, thủ lĩnh của Quân đội liên minh Kokang, trong đó Bai Suocheng là phó chỉ huy của Peng Jiasheng. Năm 2009, khi lực lượng Chính phủ đối đầu với Peng Jiasheng ở Kokang, lực lượng Chính phủ đã xúi lục 3 vị tướng dưới quyền Peng Jiasheng làm phản. Peng Jiasheng không địch lại số đông nên bỏ chạy vào núi cùng với số quân còn lại của mình.

Kể từ đó, Kokang rơi vào tay 4 gia tộc lớn, các cơ sở kinh doanh ở địa phương về cơ bản đều do họ kiểm soát. 4 gia tộc lớn không chỉ có lực lượng vũ trang của riêng mình mà còn có quân đội Chính phủ làm hậu thuẫn.

Nói cách khác, quân đội Chính phủ là lực lượng hỗ trợ lớn nhất cho ngành lừa đảo điện tử ở Myanmar.

Năm 2015, Peng Jiasheng cố gắng chiếm lại Kokang nhưng thất bại trong trận chiến ác liệt với quân Chính phủ. Peng Jiasheng qua đời vào năm 2022, và con trai cả của ông là Peng Deren lên nắm quyền lãnh đạo Lực lượng Đồng minh.

Trong lần tấn công này, Peng Deren nhìn thấy rõ sự căm ghét sâu sắc của cộng đồng quốc tế đối với ngành lừa đảo điện tử, nên đã có cớ để xuất quân, mang đến cho những người dân Trung Quốc bị hại một tia hy vọng.

ĐCSTQ hợp tác với chính quyền quân sự để nhắm vào Lực lượng Đồng minh

Trong xung đột nội bộ ở Myanmar, thái độ của ĐCSTQ cũng thu hút chú ý, bởi vì ĐCSTQ có ảnh hưởng rất lớn ở Myanmar.

Tại cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao ĐCSTQ ngày 31/10, người phát ngôn Uông Văn Bân kêu gọi “tất cả các bên ngừng bắn càng sớm càng tốt”. Cùng ngày, ông Vương Tiểu Hồng, Ủy viên Quốc vụ Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công an, đã tới Nay Pyi Taw, thủ đô của Myanmar, để gặp ông Min Aung Hlaing, lãnh đạo cao nhất của chính quyền quân sự Myanmar.

Tân Hoa Xã của ĐCSTQ đưa tin, ông Vương Hiểu Hồng bày tỏ quan quan tâm đến dự án “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ. Ông cũng tuyên bố hai nước sẽ tăng cường hợp tác chống gian lận viễn thông và chống khủng bố.

Bang Shan là nơi có các đường ống dẫn dầu và khí đốt cung cấp cho Trung Quốc cũng như dự án đường sắt trị giá hàng tỷ USD. Dự án này nằm trong kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu “Vành đai và Con đường” của ĐCSTQ.

Trong mắt Lực lượng Đồng minh Kokang, Chính phủ quân sự Myanmar là kẻ đứng sau chính của ngành công nghiệp lừa đảo điện tử. Tuy nhiên, ông Vương Tiểu Hồng lại tuyên bố sẽ hợp tác với Chính phủ quân sự Myanmar để chống gian lận điện tử.

Trong trận chiến của Lực lượng Đồng minh Kokang chống lại chính quyền quân sự, tổng cộng 14 “tổ chức cách mạng” ở Myanmar đã tuyên bố ủng hộ và một số tổ chức này bị chính quyền quân sự định tính là “tổ chức khủng bố”. Việc ông Vương Hiểu Hồng nhấn mạnh vào “chống khủng bố” vào thời điểm này dường như là nhằm vào những người ủng hộ Lực lượng Đồng minh.

Dưới áp lực của dư luận quốc tế, ĐCSTQ đã nhiều lần tuyên bố sẽ trấn áp nạn lừa đảo viễn thông, nhưng cho đến nay vẫn chưa có động thái nào rõ ràng.

Hệ thống điện, nước, internet, viễn thông, ngân hàng ở miền bắc Myanmar đều là của Trung Quốc. Người dân địa phương đều sử dụng nhân dân tệ và tài khoản ngân hàng Trung Quốc, thậm chí việc điện thoại di động Trung Quốc đến đó cũng không được coi là “chuyển vùng”.

Ông Triệu Lan Kiện, một cựu nhân viên truyền thông Trung Quốc từng đến Myanmar để phỏng vấn, nói với phóng viên Epoch Times vào ngày 4/11 rằng nếu ĐCSTQ thực sự muốn trấn áp nạn gian lận điện tử ở miền bắc Myanmar thì là việc rất dễ dàng, nhưng họ đã không làm như vậy. Cái gọi là trấn áp gian lận điện tử của ĐCSTQ chỉ là tuyên truyền lừa dối người dân, giống như tuyên bố “trấn áp nạn buôn người” của họ.

Vào một ngày sau “Chiến dịch 10.27” của Lực lượng Đồng minh Kokang, ông Triệu Lan Kiện đã đăng một video trên mạng xã hội X, trong đó hàng trăm người Hoa ở miền bắc Myanmar tham gia lừa đảo điện tử đã được giải cứu. Ông ước tính có khoảng 600 người, cũng có thể nhiều hơn.

Ông Triệu Lan Kiện nói với phóng viên Epoch Times rằng một người bạn của ông ở Myanmar đã quay video tại hiện trường và gửi cho ông. Ông nói rằng rất nhiều người Trung Quốc đã được giải cứu khỏi ‘động quỷ’, nhưng ĐCSTQ chưa đưa ra bất kỳ báo cáo chính thức nào.

Hàng trăm ngàn người Trung Quốc bị bắt làm nô lệ ở Myanmar, ĐCSTQ không những không giải cứu họ, ngược lại có thể đã câu kết với các thế lực đứng đằng sau các công ty lừa đảo điện tử.

Vào ngày 23/7, Cổng thông tin Trung Quốc đã xuất bản một bài báo’Truyền cảm hứng’ “Minh Quang Trung thi đỗ vào Đại học Bắc Kinh”. Đại học Bắc Kinh là một trường đại học nổi tiếng ở Trung Quốc, Minh Quang Trung (Ming Guanzhong) là con trai của Ming Guoan, chủ sở hữu của “Biệt thự Ngọa hổ” tại Công viên lừa đảo điện tử Kokang ở bang Shan, Myanmar.

Ming Guoan là tiểu đoàn trưởng thuộc Tiểu đoàn 21 của Cảnh sát Kokang và cũng nắm giữ nhiều chức vụ công. Cha của Ming Guoan, Ming Xuechang, từng giữ chức huyện trưởng Kokang. “Gia tộc Ming Xuechang” là gia tộc lớn thứ 5 bên cạnh 4 gia tộc lớn kể trên.

Theo thông tin mà ông Triệu Lan Kiện biết, “tất cả các lực lượng vũ trang ở miền bắc Myanmar” đều có liên hệ riêng lẻ và âm thầm với ĐCSTQ. ĐCSTQ dựa vào phương pháp kiềm chế lẫn nhau để cân bằng này nhằm kiểm soát sâu sắc Myanmar. Cho phép ngành lừa đảo điện tử phát triển ở Myanmar cũng là một trong những phương pháp kiểm soát địa phương của ĐCSTQ.

Về việc lực lượng liên minh miền bắc Myanmar giải cứu người Trung Quốc, ông Triệu Lan Kiện cho rằng bất kể lịch sử của các lực lượng vũ trang này như thế nào, họ đã làm một điều tốt trong vấn đề này. Nhưng những gì họ làm rõ ràng không liên quan gì đến ĐCSTQ.

Ông cho rằng ĐCSTQ đôi khi đưa ra những lời kêu gọi không hiệu quả hoặc thực hiện các cuộc tấn công có chọn lọc, điều này khiến bộ mặt của ĐCSTQ trở nên khó hiểu hơn. ĐCSTQ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự lạc hậu và hỗn loạn của Myanmar.

Dịch Phàm

Published by
Dịch Phàm

Recent Posts

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

3 phút ago

Maria Zakharova: ‘Cánh NATO cực đoan’ thúc đẩy chiến tranh với Nga

Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…

5 phút ago

5 kiểu phụ nữ dù không xinh đẹp xuất chúng vẫn khiến người khác dễ chịu

Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…

13 phút ago

Nhà Hậu Trần – P5: Giằng co cản bước quân Minh nam tiến

Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…

23 phút ago

Chút tản mạn về tên ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký

Ba vị đồ đệ trong Tây Du Ký có pháp danh lần lượt là Tôn…

33 phút ago

Có cách nào cải thiện tình trạng quần áo bị xù lông?

Các sợi lông lỏng lẻo trên bề mặt vải có thể dễ dàng được loại…

40 phút ago