Thêm 11 TNS Cộng hòa cam kết sẽ phản đối phiếu Cử tri đoàn vào ngày 6/1

Một nhóm 11 Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa hôm thứ Bảy (2/1, giờ Mỹ) đã loan báo rằng họ sẽ thách thức các phiếu Cử tri đoàn trong phiên họp hỗn hợp của Quốc hội vào ngày 6/1.

Tổng thống Trump cũng đã đăng tweet loan báo về sự ủng hộ của các Thượng nghị sĩ. Ông viết: “... Và sau khi họ xem sự thật, thêm nhiều người sẽ bước ra… Đất nước chúng ta sẽ yêu quý họ vì điều đó!

Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa, trong đó có Ted Cruz (bang Texas), Marsha Blackburn (bang Tennessee), Steve Daines (bang Montana), John Kennedy (bang Louisiana) và Mike Braun (bang Indiana) sẽ tham gia cùng Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley (bang Missouri) trong nỗ lực phản đối các phiếu Cử tri đoàn tại phiên họp hỗn hợp của Quốc hội vào ngày 6/1.

Ngoài ra, có thêm 4 Thượng nghị sĩ Cộng hòa tân cử cũng tham gia vào nỗ lực trên, gồm Cynthia Lummis (bang Wyoming), Roger Marshall (bang Kansas), Bill Hagerty (bang Tennessee) và Tommy Tuberville (bang Alabama).

Theo Fox News, người tập hợp các vị thượng nghị sĩ và điều phối nỗ lực phản đối phiếu đại cử tri bầu cho ứng viên Joe Biden chính là Thượng nghị sĩ Ted Cruz.

Các thượng n ghị sĩ đã phát đi một tuyên bố chung hôm 2/1 bày tỏ ý định “phản đối các đại cử tri của các bang tranh cãi” trong cuộc họp Quốc hội ngày 6/1. Các nghị sĩ này lập luận rằng cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 đã cho thấy “những cáo buộc chưa từng có tiền lệ về về gian lận cử tri, các vi phạm và thực thi lỏng lẻo luật bầu cử, và những bất thường bầu cử khác”.

Và nhiều người chứ không chỉ một ứng cử viên đơn lẻ tin vào các cáo buộc này. Các cáo buộc này là trên diện rộng”, các nhà lập pháp nói, và trích dẫn khảo sát của Reuters/Ipsos poll cho thấy hơn ⅓ người dân Mỹ (khoảng 39%) tin cuộc bầu cử tổng thống vừa qua “đã bị gian lận”.

67% thành viên Đảng Cộng hòa, 17% thành viên Đảng Dân chủ và 31% thành viên Độc lập tin có gian lận bầu cử”, các thượng nghị sĩ Cộng hòa nói, nhưng cũng chỉ ra rằng một số thành viên Quốc hội không đồng ý, “nhiều hãng truyền thông cũng không đồng ý”.

Nhưng dù các quan chức dân cử hay các nhà báo của chúng ta có tin điều đó hay không, thì sự mất niềm tin sâu sắc vào tiến trình dân chủ của chúng ta sẽ không thể biến mất một cách thần kỳ. Tất cả chúng ta nên chú ý đến nó. Và nó đặt ra một mối đe dọa đang đến gần đối với tính hợp pháp của bất kỳ chính quyền nào tiếp sau”, các nghị sĩ nói tiếp. Họ giải thích rằng trong một thế giới lý tưởng, các tòa án “lẽ ra đã lắng nghe các bằng chứng và đã giải quyết những cáo buộc về gian lận bầu cử nghiêm trọng”.

Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã hai lần từ chối xét xử các vụ kiện về gian lận bầu cử, các nghị sĩ Cộng hòa lập luận.

Vào ngày 6/1, phận sự của Quốc hội là phải bỏ phiếu về việc liệu có xác nhận các kết quả bầu cử 2020 hay không. Cuộc bỏ phiếu đó là quyền lực hiến định đơn nhất còn lại để xem xét và giải quyết về rất nhiều cáo buộc gian lận bầu cử nghiêm trọng”, các nghị sĩ cho biết. Họ giải thích thêm rằng “các thành viên Đảng Dân chủ trong Quốc hội đã có tiền lệ từ lâu về việc dấy lên các phản đối đối với các kết quả bầu cử tổng thống, như họ đã làm trong các năm 1969, 2001, 2005 và 2017”.

Các thượng nghị sĩ Cộng hoà kêu gọi Quốc hội chỉ định một uỷ ban bầu cử đặc biệt và tiến hành một cuộc kiểm tra khẩn cấp kết quả bầu cử kéo dài 10 ngày ở những tiểu bang đang có tranh chấp. Các vị thượng nghị sĩ nêu lại tiền lệ năm 1877 giữa Samuel Hayes và Rutherford Hayes, khi đó đã xảy ra cáo buộc gian lận bầu cử tại nhiều tiểu bang.

Các vị thượng nghị sĩ viết: “Vào năm 1877, Quốc hội đã không phớt lờ những cáo buộc đó, truyền thông cũng không gạt bỏ nó và không gán ghép cáo buộc gian lận bầu cử là do những kẻ cực đoan muốn làm xói mòn nền dân chủ tiến hành. Ngược lại, Quốc hội đã chỉ định một uỷ ban bầu cử đặc biệt – bao gồm 5 vị Thượng Nghị sĩ, 5 vị Dân biểu Hạ viện, và 5 vị Thẩm phán Tối cao Pháp viện – để xem xét, giải quyết kết quả tranh chấp.”

“Chúng ta nên làm theo tiền lệ đó. Tức là, Quốc hội cần ngay lập tức bổ nhiệm một uỷ ban bầu cử, với đầy đủ quyền hạn điều tra và kiểm chứng, để tiến hành một cuộc kiểm tra khẩn cấp kết quả bầu cử kéo dài 10 ngày ở các tiểu bang tranh chấp. Một khi việc kiểm tra hoàn tất, từng tiểu bang sẽ đánh giá dựa trên những gì mà uỷ ban phát hiện được, và từng tiểu bang có thể triệu tập một phiên họp Lập pháp viện đặc biệt để xác nhận việc thay đổi lá phiếu đại cử tri nếu cần.

Nếu những yêu cầu trên của các vị Thượng Nghị sĩ Cộng hoà không được Quốc hội thực hiện, các vị ấy sẽ bỏ phiếu chống lại việc xác nhận kết quả đại cử tri đoàn cho Joe Biden vào ngày 6/1. Vậy nên, chúng tôi dự định vào ngày 6/1 sẽ bác bỏ các cử tri đoàn của các bang tranh chấp vì những lá phiếu này không ‘được nộp một cách bình thường’ và đã không ‘được xác nhận một cách hợp pháp’ (như luật quy định), trừ khi và cho đến khi hoàn thành 10 ngày kiểm tra toàn diện khẩn cấp được hoàn thành”, các nghị sĩ Cộng hòa loan báo.

Các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa cho rằng việc họ ủng hộ tính toàn vẹn bầu cử không phải là “vấn đề đảng phái”. Họ kêu gọi cần phải hoàn thành “kiểm tra toàn diện công bằng và đáng tin cậy” trước ngày tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức. Họ giải thích rằng làm như vậy sẽ “cải thiện rất nhiều niềm tin của người dân Mỹ vào tiến trình bầu cử và sẽ gia tăng đáng kể tính hợp pháp cho bất kỳ ai trở thành Tổng thống tiếp theo”.

Chúng ta nợ Nhân dân điều đó”, các nhà lập pháp Cộng hòa nhấn mạnh.

Đây là những vấn đề Quốc hội đáng quan tâm, và chúng ta đã được giao phó trách nhiệm bảo vệ. Chúng ta không được xem nhẹ việc này. Chúng tôi sẽ hành động không phải để ngăn chặn tiến trình dân chủ, mà là để bảo vệ nó. Và mỗi người trong chúng ta nên hành động cùng nhau để đảm bảo rằng cuộc bầu cử này đã được thực thi hợp lệ theo Hiến pháp và làm mọi thứ mà chúng ta có thể để khôi phục niềm tin vào nền Dân chủ của chúng ta”, các nhà lập pháp Cộng hòa khẳng định.

Thông báo của 11 thượng nghị sĩ Cộng hòa nêu trên đến sau khi Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley là thành viên đầu tiên của Thượng viện công khai lên tiếng sẽ tham gia cùng các dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện trong nỗ lực phản đối phiếu cử tri đoàn vào ngày 6/1.

>>TNS Josh Hawley tuyên bố sẽ phản đối kết quả kiểm phiếu Đại cử tri hôm 6/1

Theo Breitbart News, cho đến nay đã có ít nhất 140 dân biểu Cộng hòa tại Hạ viện dự kiến sẽ phản đối việc xác nhận chiến thắng của ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden. 

Vào phiên họp hỗn hợp của Quốc hội ngày 6/1, các phản đối sẽ có hiệu lực khi có ít nhất một dân biểu và một thượng nghị sĩ ký tên vào kiến nghị phản đối phiếu Cử tri đoàn bằng văn bản. Nếu điều kiện đó được đáp ứng, phiên họp hỗn hợp sẽ tạm dừng và mỗi viện sẽ tách ra họp riêng để thảo luận trong ít nhất hai giờ. Sau khi thảo luận, mỗi viện sẽ bỏ phiếu với quy tắc đa số tối thiểu để đồng ý hoặc bác bỏ kiến nghị phản đối phiếu Cử tri đoàn. 

Xuân Thành

https://trithucvn2.net/gian-lan-bau-cu

Xuân Thành

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Xuân Thành

Recent Posts

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

59 giây ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

7 phút ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

17 phút ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

22 phút ago

Bộ Tư pháp Mỹ: Google cần bán Chrome để chấm dứt độc quyền tìm kiếm trực tuyến

Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…

22 phút ago

Đội hình Phalanx huyền thoại chinh phục khắp thế giới

Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.

32 phút ago