Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra đề xuất cho các cuộc đàm phán Nga – Ukraine

Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gợi ý, các đại diện của Liên Hợp Quốc có thể tham gia vào cuộc đàm phán giữa Moscow và Kyiv.

Hôm thứ Hai (30/5), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thông báo, nước này sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán mới giữa Kyiv và Moscow ở thủ đô Istanbul. Ông đã đưa ra đề nghị này trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tháng trước, tiến trình đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kyiv dường như đã đạt được một số tiến bộ trước khi các cuộc đàm phán đổ vỡ.

Trong một thông báo, ban giám đốc truyền thông của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: “Tổng thống Erdogan tuyên bố, nếu được cả hai bên đồng ý về nguyên tắc, Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng gặp Nga, Ukraine và Liên Hợp Quốc tại Istanbul và đóng một vai trò trong một cơ chế quan sát khả thi.”

Cũng theo thông báo này, Tổng thống Erdogan lưu ý: “Các bước đi cần thiết này sẽ giảm thiểu các tác động tiêu cực của chiến tranh và xây dựng lòng tin bằng cách khôi phục càng sớm càng tốt nền tảng hòa bình giữa Nga và Ukraine.” 

Moscow chưa đưa ra bình luận  về đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ, trong thông tin của Điện Kremlin về cuộc các đàm phán hoàn toàn không đề cập đến đề xuất này. Theo thông cáo báo chí của Moscow, phần Ukraine trong cuộc điện đàm Putin – Erdogan chủ yếu xoay quanh vấn đề an toàn đi lại trên biển ở Biển Đen và Biển Azov, cũng như việc rà phá bom mìn.

Thông cáo của Nga cho biết thêm, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh sự sẵn sàng của phía Nga trong việc tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không bị cản trở với sự phối hợp của các đối tác Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này cũng áp dụng cho việc xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine.

Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện lập trường trung lập rõ ràng khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 và kéo dài cho đến nay. Ankara đã duy trì mối quan hệ với cả hai bên, không tham gia vào các lệnh trừng phạt của phương Tây chống Moscow và cố gắng đảm nhận vai trò hòa giải trong cuộc xung đột này.

Hồi cuối tháng 3, Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao Nga – Ukraine, nhưng cuối cùng không đạt được bất kỳ bước đột phá nào, mặc dù cả hai bên đều đưa ra những dấu hiệu tiến bộ nhất định. Kể từ đó, tiến trình đàm phán đã bị đình trệ, với việc cả Kyiv và Moscow đều đổ lỗi cho nhau về sự thiếu tiến triển của quá trình đàm phán.

Nga đã tấn công quốc gia Đông Âu láng giềng sau khi Ukraine không thực hiện các điều khoản của thỏa thuận Minsk được ký vào năm 2014. Ngay trước khi phát động cuộc xâm lược, Moscow đã công nhận các nước cộng hòa ly khai Donetsk và Lugansk ở vùng Donbass của Ukraine. Nghị định thư Minsk do Đức và Pháp làm trung gian được thiết kế để cung cấp cho các khu vực ly khai vị thế đặc biệt trong nhà nước Ukraine

Kể từ đó, Điện Kremlin đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố mình là một quốc gia trung lập và sẽ không bao giờ gia nhập NATO. Ngược lại, Kyiv lên án cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố của Nga cho rằng Kyiv đang lên kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.

Nhật Minh (Theo RT)

Nhật Minh

Published by
Nhật Minh

Recent Posts

Mỹ: Nghị sĩ từ 21 bang kêu gọi SEC cân nhắc hủy niêm yết các công ty Trung Quốc

Các nghị sĩ liên bang thuộc đảng Cộng hòa đến từ 21 tiểu bang đã…

3 giờ ago

Mưa lớn 70-150mm trút xuống Sơn La, Hòa Bình và Đông Bắc từ đêm 22/5

Từ đêm 22/5 đến sáng 24/5, Bắc Bộ đón đợt mưa lớn với lượng mưa…

5 giờ ago

Mỗi ngày làm 10 việc nhỏ này có thể âm thầm tích đức

“Đừng vì việc thiện nhỏ mà không làm, đừng vì việc ác nhỏ mà không…

5 giờ ago

Hai nhà ngoại giao Israel bị bắn chết ở Washington, DC, Hoa Kỳ

Một người đàn ông ủng hộ Palestine đang bị giam giữ sau khi bị cáo…

7 giờ ago

Bộ Công thương: Hàng hiệu giả công khai bán tại các tuyến phố du lịch Đà Nẵng

Một đợt cao điểm trấn áp buôn lậu và hàng giả được thực hiện từ…

7 giờ ago

Bí quyết sống thọ đã được người đoạt giải Nobel khám phá, nguyên nhân thật bất ngờ

Theo hiểu biết thông thường, sống thọ thường liên quan đến tập luyện, bỏ thuốc…

7 giờ ago