Thống đốc Kristi Noem của bang South Dakota cho biết bà đã ký một bản cam kết nhằm phục hồi “nền giáo dục yêu nước” khi những người theo chủ nghĩa tự do đưa lý thuyết chủng tộc phê phán vào chương trình giảng dạy trong các trường học. Những thành viên Đảng Cộng hòa như bà Noem đã chỉ trích chương trình giảng dạy chủng tộc này là gieo rắc sự chia rẽ và thù hận, cũng như dạy các giá trị chống Mỹ cho học sinh.
Trong một bài đăng trên Twitter vào đầu tuần này, bà Noem tuyên bố bà là ứng cử viên đầu tiên tại Hoa Kỳ ký cam kết có tên gọi “Bản cam kết 1776 để cứu các trường học của chúng ta”.
Bà Noem nhấn mạnh: “Việc dạy con cháu chúng ta căm thù chính đất nước của mình và chống lại nhau trên cơ sở chủng tộc và giới tính là điều đáng xấu hổ và cần phải chấm dứt. Tôi tự hào là ứng cử viên đầu tiên tại Mỹ ký ‘Bản cam kết 1776 để cứu các trưởng học của chúng ta’.”
Bản cam kết của bà Noem hứa hẹn sẽ tiến hành các bước để phục hồi “nền giáo dục trung thực, yêu nước vốn đã nuôi dưỡng trong con cái chúng ta tình yêu sâu sắc đối với đất nước của mình,” đồng thời dạy “rằng tất cả trẻ em được sinh ra như nhau, có giá trị phẩm hạnh như nhau trước Chúa, Hiến pháp của chúng ta và luật pháp” . Bản cam kết này cũng sẽ “Cấm bất kỳ chương trình giảng dạy nào khiến học sinh thù ghét nhau trên cơ sở chủng tộc và giới tính,” đồng thời “ngăn chặn các trường học chính trị hóa giáo dục”.
Bà Noem còn viết trong bài đăng trên Twitter: “Hợp tác với @1776ActionOrg, @RealBenCarson sẽ giúp ngăn chặn việc truyền bá tư tưởng chống Mỹ đang thức tỉnh này ở cấp tiểu bang và địa phương, và bản cam kết này là một công cụ quan trọng để làm rõ và giải trình trách nhiệm.”
Hôm thứ Hai (3/5) bà Noem cùng với cựu Bộ trưởng Phát triển Đô thị và Nhà ở Ben Carson đã viết một bài bình luận cho Fox News, chỉ trích lý thuyết chủng chủng tộc phê phán là một “khái niệm cực đoan”. Bà viết rằng chương trình giảng dạy “khiến họ [học sinh] chia rẽ lẫn nhau trên cơ sở chủng tộc và giới tính dưới chiêu bài để đạt ‘sự bình đẳng’.”
Tổ chức Hành động 1776 (1776 Action) được thành lập để chống lại những tư tưởng như lý thuyết chủng tộc phê phán và ủng hộ cho một nền giáo dục dựa trên đề xuất của ủy ban 1776 dưới thời Tổng thống Donald Trump. Ủy ban 1776 được thành lập để khôi phục việc dạy các tài liệu thành lập nước Mỹ.
Thông báo của Thống đốc South Dakota được đưa ra trong bối cảnh các thành viên Đảng Cộng hòa trên toàn quốc đang cố gắng ngăn chặn việc dạy lý thuyết chủng tộc phê phán, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc chính quyền Biden ưu tiên tài trợ cho chương trình giáo dục kết hợp với ý tưởng của Dự án 1619 trong việc giảng dạy môn lịch sử Hoa Kỳ và môn giáo dục công dân, định hướng lại các chương trình lưỡng đảng “xa rời khỏi các mục đích dự định của chúng để hướng đến một chương trình nghị sự chính trị hóa và gây chia rẽ”.
Trong một quy tắc mới được đề xuất được công bố vào ngày 19/4, Bộ Giáo dục Mỹ đã vạch ra các tiêu chí ưu tiên mới cho khoản tài trợ trị giá 5,3 triệu đô la dành cho môn Giáo dục Công dân và Lịch sử Hoa Kỳ, cũng như các tài liệu mẫu dành cho các nhà giáo dục K-12 sử dụng. Cụ thể, Bộ Giáo dục đã trích dẫn “Dự án 1619” và nhà lý thuyết chủng tộc phê phán Ibram X. “Tư tưởng chống phân biệt chủng tộc” của Kendi là những ví dụ hàng đầu về loại nội dung mà bộ này muốn sử dụng tiền đóng thuế của người dân để truyền bá trong các lớp học lịch sử và giáo dục công dân trên toàn quốc.
“Dự án 1619” được khởi đăng trong một số đặc biệt của Tạp chí The New York Times, cố gắng coi việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương là yếu tố chính trong việc thành lập nước Mỹ, thay vì là những ý tưởng như sự tự do cá nhân và các quyền tự nhiên. Sáng kiến này đã được các nhà lịch sử học và các nhà khoa học chính trị tán thành rộng rãi. Một số nhà phê bình gọi dự án này là một nỗ lực để viết lại lịch sử Hoa Kỳ qua lăng kính cánh tả.
Hôm thứ Năm (29/4), 37 thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa do Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Mitch McConnell dẫn đầu đã viết một bức thư cho Bộ trưởng Giáo dục Mỹ Miguel Cardona yêu cầu ông loại bỏ Dự án 1619 ra khỏi các chương trình tài trợ liên bang, cho rằng dự án này làm sai lệch lịch sử nước Mỹ vì những mục đích chính trị gây chia rẽ.
Ông McConnell và các đồng nghiệp Đảng Cộng hòa của ông đã viết trong bức thư: “Giới trẻ đất nước chúng ta không cần sự truyền bá tư tưởng của nhà hoạt động vốn chỉ lợi dụng những sai sót trong quá khứ để gây chia rẽ đất nước chúng ta. Các chương trình dùng tiền của người nộp thuế nên nhấn mạnh các đức tính tốt chung của công dân vốn mang chúng ta lại với nhau, chứ không phải thúc đẩy chương trình nghị sự cực đoan khiến chúng ta chia rẽ.”
Bà Nikole Hannah-Jones, tác giả của Dự án 1619 đã phản ứng trước sự chỉ trích của Đảng Cộng hòa đối với dự án trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC hôm thứ Hai (3/5). Bà nói rằng chương trình giảng dạy [dự án] 1619 được phép trong các trường học là vấn đề tự do ngôn luận.
Bà Hannah-Jones khẳng định: “Đây không phải là dự án cố gắng dạy trẻ em rằng đất nước chúng ta là xấu xa, mà là một dự án cố gắng dạy trẻ em sự thật về những gì đất nước chúng ta đã dựa trên, và nó chỉ thực sự đối đầu với sự thật đó – chế độ nô lệ là nền tảng thành lập nên Hoa Kỳ,” và 100 năm phân biệt đối xử được hợp pháp hóa. Bà nói thêm: “Ông Mitch McConnell và những người giống ông ấy muốn con cái chúng ta hiểu lịch sử mang tính chủ nghĩa dân tộc tuyên truyền, vốn không phải là sự thật, mà chỉ là cách họ muốn giả vờ rằng đất nước chúng ta là như vậy.”
Bà Mary Grabar, tác giả của cuốn sách sắp ra mắt “Phá vỡ Dự án 1619: Phơi bày Kế hoạch Chia rẽ nước Mỹ” cũng bình luận trên chương trình Crossroads của Epoch TV rằng “Dự án 1619 gây tranh cãi làm sai lệch lịch sử nước Mỹ vì những mục đích chính trị gây chia rẽ.”
Gia Huy (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…