Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc để thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã đến Seoul, Hàn Quốc vào Chủ Nhật (7/5) để gặp Tổng thống Yoon Suk-yeol tìm cách thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong bối cảnh đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và sự quyết đoán ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Chuyến thăm này của ông Kishida dường như là để đáp lễ chuyến thăm Toykyo hồi tháng Ba của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. Khi đó, lãnh đạo hai nước Nhật, Hàn đã tìm cách khép lại chương sử tranh cãi vốn đã cản trở mối quan hệ song phương nhiều năm qua.

Ngay trước khi khởi hành tới Seoul, ông Kishida đã nói với báo giới rằng ông hy vọng sẽ có “một cuộc đối thoại mở dựa trên quan hệ niềm tin” với ông Yoon. Thủ tướng Nhật không nói rõ các vấn đề hai bên sẽ thảo luận.

Ông Yoon Suk-yeol đang phải đối mặt với chỉ trích tại Hàn Quốc rằng ông đã đang cho đi nhiều hơn nhận được trong nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản, trong đó có việc Tổng thống Yoon đã đề xuất rằng các doanh nghiệp Hàn Quốc chứ không phải các công ty Nhật Bản theo lệch của tòa phải bồi thường cho các nạn nhân lao động thời chiến trong thời kỳ Nhật đô hộ Hàn Quốc từ 1910 đến 1945.

Các quan chức Hàn Quốc hy vọng rằng ông Kishida sẽ có một số động thái đáp lễ và đưa ra một vài đề nghị hỗ trợ chính trị. Tuy nhiên, không nhiều nhà quan sát hy vọng ông Kishida sẽ chính thức xin lỗi về lịch sử sai trái của Nhật Bản đối với Hàn Quốc. Chính bản thân ông Yoon cũng đã từng thể hiện rằng ông không tin việc xin lỗi đó là cần thiết.

Bà Shin-wha Lee, giáo sư quan hệ quốc tế của Đại học Hàn Quốc có trụ ở tại Seoul nhận định rằng hội nghị thượng đỉnh giữa ông Yoon và ông Kishida có lẽ chỉ bàn xoay quanh về hợp tác an ninh trong bối cảnh mối đe dọa hạt nhân gia tăng từ Triều Tiên.

Bà Shin-wha Lee nói thêm: “Trong khuôn khổ ‘Tuyên bố Washington’ vạch ra các kế hoạch củng cố răn đe mở rộng, Hàn Quốc sẽ khai thác các cách thức nhằm tăng cường những nỗ lực chung với Nhật Bản”.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói: “Chúng ta có nhiều cơ hội hợp tác về việc giải quyết mối đe dọa từ Triều Tiên” và đảm bảo một khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.

Môi trường chính trị quốc tế hiện nay, chẳng hạn như những căng thẳng đã đang gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh khi Trung Quốc ngày càng trở nên quyết đoán hơn trong các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Đài Loan và Biển Đông, trong khi Mỹ củng cố các liên minh khắp châu Á – Thái Bình Dương tạo điều kiện cho Nhật Bản và Hàn Quốc gần gũi nhau hơn.

Tuy nhiên, những khác biệt lịch sử giữa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng lại đe dọa sẽ phủ bóng đen lên các mối quan hệ đầy triển vọng giữa hai vị nguyên thủ hai nước.

Giáo sư Shin-wha Lee cho biết đa số người dân Hàn Quốc tin rằng Nhật Bản đã chưa xin lỗi một cách thỏa đáng về những tội ác họ đã gây ra trong thời kỳ đô hộ Hàn Quốc 1910-1945. Bà Lee nói thêm: “Người dân Hàn Quốc nghĩ rằng Thủ tướng Nhật Bản Kishida nên thể hiện sự trân thành trong chuyến thăm Hàn Quốc lần này, chẳng hạn như ông cần đề cập đến những vấn đề lịch sử và bày tỏ lời xin lỗi”.

Ông Daniel Russel, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương nhận định rằng ở một khía cạnh khác Nhật Bản cũng đang thận trọng trong mối quan hệ với Hàn Quốc.

Ông Daniel Russel nói: “Ông Kishida đang cẩn thận không đi quá nhanh hơn sự chấp nhận từ môi trường chính trị trong nước Nhật Bản”. Ông Russel cho rằng Nhật Bản đang cảnh giác với Hàn Quốc có thể là vì chính quyền trước tại Seoul đã đơn phương hủy bỏ thỏa thuận song phương về “phụ nữ nô lệ tình dục” thời chiến.

Năm 2015, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được một thỏa thuận trong đó Tokyo đưa ra xin lỗi chính thức đối với “phụ nữ nô lệ tìn dục”, những người nói họ đã bị bắt vào các nhà thổ thời chiến tranh, và đã cấp 1 tỷ yen (9,23 triệu USD) cho một quỹ giúp các nạn nhân này.

Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in năm 2018 đã quyết định giải tán quỹ nêu trên, đơn phương bãi bỏ thỏa thuận với Nhật Bản vì ông cho rằng biện pháp đó không đủ để đáp ứng lo ngại của nạn nhân.

Dù vậy, Bộ Ngoại giao Nhật Bản vẫn tuyên bố rằng Hàn Quốc là “nước láng giềng quan trọng mà chúng tôi phải hợp tác về nhiều vấn đề toàn cầu”.

Ông Kishida cũng đã mời ông Yoon tới dự hội nghị thượng đỉnh G7 dự kiến diễn ra tại Nhật Bản vào cuối tháng này. Nếu ông Yoon có mặt, Nhật, Hàn và Mỹ sẽ tổ chức các cuộc đối thoại ba bên bên lề hội nghị G7.

Hải Đăng (Theo CNA)

Hải Đăng

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Hải Đăng

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

2 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

2 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

10 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

11 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

12 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

12 giờ ago