Thế Giới

Thủ tướng Scholz cho rằng cho dùng vũ khí tầm xa tấn công Nga là sai lầm

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi giải pháp hòa bình, chấm dứt giết chóc trong chiến tranh Ukraine. “Chúng ta cần đảm bảo chủ quyền của Ukraine và giết chóc cần được dừng lại tại một thời điểm nào đó,” ông lập luận. Khi phản đối quan điểm của Friedrich Merz của đảng đối lập, ông Scholz nói rằng “Tôi vẫn tin rằng sẽ là sai lầm khi cho rằng vũ khí tầm xa mà chúng tôi cung cấp cho Ukraine có thể được dùng sâu trong lãnh thổ Nga.” Theo ông, nên tránh bằng mọi giá nguy cơ NATO giao tranh trực tiếp với Nga.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz, phát biểu hôm Thứ Tư 6/11/2024 (ảnh lấy từ video)

Theo truyền thông Đức, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã có một cuộc chỉ trích lẫn nhau với người lãnh đạo đảng đối lập Friedrich Merz về vấn đề Ukraine vào hôm Thứ Bảy.

Ông Scholz sắp phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu tín nhiệm, và gần như chắc chắn sẽ thất bại, dẫn tới việc bầu cử sớm chính quyền. Ông Merz là người có khả năng rất cao sẽ kế nhiệm ông Scholz ở cương vị thủ tướng Liên bang Đức.

Chiến tranh Ukraine là một chủ đề quan trọng trong nhiều năm qua của Đức. Dưới thời ông Scholz, Đức chủ yếu là thuận theo đường lối của Mỹ, và trở thành quốc gia thứ 2, sau Mỹ, cung cấp súng đạn và tiền bạc cho chính quyền Kiev trong cuộc chiến tranh lớn nhất Châu Âu kể từ Đại Thế chiến II của thế kỷ trước.

Tuy nhiên, vào thời điểm sắp mãn nhiệm, ông đã không đồng ý cho dùng vũ khí tầm xa của Đức tấn công vào lãnh thổ Nga, điều mà cả Mỹ và Anh đã bật đèn xanh, và ông Merz cũng ủng hộ.

Ông Scholz cũng nói rằng “Muốn Ukraine tồn tại và sống sót và phục hồi, thì cần một nền hòa bình và chấm dứt giết chóc.” Đây là khác với các tuyên bố hiện nay của Anh và Mỹ cũng như ông Merz, những người vẫn từ chối tuyên bố rằng chiến tranh Ukraine sẽ kết thúc như thế nào. Thay vào đó, họ nói hãy để chính quyền Zelensky tự quyết định, còn phương Tây sẽ hỗ trợ quyết định đó. Trong khi đó, ông Zelensky đã gạt bỏ cơ hội đàm phán hòa bình, và chính quyền Mỹ đang chạy đua nước rút cung cấp vũ khí cho Kiev, đồng thời hối thúc Kiev hạ tuổi bắt buộc đi lính để nhanh chóng có được binh lính ra tiền tuyến.

Jens Stoltenberg, thời còn làm Tổng Thư ký NATO, cũng có các tuyên bố ủng hộ Kiev tiếp tục chiến đấu. Tuy nhiên, chỉ vài ngày sau khi mãn nhiệm, ông đã cho rằng cắt đất cầu hòa để đạt được hòa bình là con đường mà người Ukraine cần cân nhắc. Đó là thông điệp khác với những gì ông nói trước đó, và khác với người kế nhiệm của ông, Mark Rutte, người mà ngay ngày nhậm chức, đã nhấn mạnh việc ủng hộ Kiev tiếp tục chiến đấu.

Nhật tân

Nhật Tân

Published by
Nhật Tân

Recent Posts

Người đàn ông vô gia cư trở thành cảnh sát

Từ một người vô gia cư trở thành cảnh sát - câu chuyện nghe như…

2 giờ ago

Ông Putin: Lãnh đạo phương Tây nghĩ họ là đại diện của Chúa trên Trái Đất

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích các quốc gia phương Tây tiếp tục hành động…

2 giờ ago

Nghị sĩ Mỹ Cotton: Không nên cản việc hủy bỏ ‘tối huệ quốc’ đối với Trung Quốc

Ông Tom Cotton đã cảnh báo các nhà vận động hành lang không nên phản…

2 giờ ago

Quan điểm của ông Trump và Nga về tương lai của Syria

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “nắm giữ…

4 giờ ago

Chế độ bắt lính của Ukraine là một thất bại — Cựu Tổng thống Poroshenko

“Hãy nhìn các con số thống kê đi! [Ukraine] chúng ta có bao nhiêu lính…

4 giờ ago

Vụ sát hại CEO UnitedHealthcare: Hung thủ được cho là bất bình về chính sách y tế

Liên quan đến vụ án sát hại CEO Brian Thompson của UnitedHealthcare tại Mỹ, hôm…

4 giờ ago