Tác giả cuốn sách “Cuộc chiến không dây” Jonathan Pelson nhận định, gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc đã trở nên nổi bật trên thị trường thế giới nhờ nhận được hàng chục tỷ đô la tài trợ từ Bắc Kinh, qua đó cho phép công ty này hạ gục các đối thủ cạnh tranh và giành được thị phần.
Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chưa bao giờ tiêu tiền chỉ vì lý do kinh doanh thuần túy.
Ông Pelson nhận xét: “ĐCSTQ không giúp Huawei để [công ty này] có thể thành công như một công ty [bình thường]. Họ giúp Huawei để ĐCSTQ có thể thành công trong các nỗ lực địa chính trị, nhằm xuất khẩu các triết lý [cộng sản] và các nguyên tắc cai trị của mình ra khắp thế giới.”
Hôm 21/2, trong cuộc phỏng vấn với chương trình “China Insider” của đài EpochTV, ông Pelson đã đưa ra nhận xét trên khi nói về cuốn sách mới của mình: “Cuộc chiến không dây: Sự thống trị mạng 5G nguy hiểm của Trung Quốc và cách chúng ta đang phản kháng.”
Tháng 12/2019, The Wall Street Journal đưa tin, Huawei đang ở vị thế mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh bởi vì họ có quyền tiếp cận khoản hỗ trợ của nhà nước cộng sản Trung Quốc trị giá khoảng 75 tỷ đô la, dưới hình thức trợ cấp, cho vay, tài trợ, giảm thuế và chiết khấu bán đất.
Sự nổi lên của Huawei diễn ra đồng thời với sự sụp đổ của công ty Nortel của Canada và công ty Lucent Technologies của Hoa Kỳ. Hai công ty này đã thống trị thị trường toàn cầu về thiết bị viễn thông vào cuối những năm 1990.
Theo ông Pelson, 75 tỷ đô la, có nghĩa là trung bình 5 tỷ đô la mỗi năm trong vòng 15 năm, là một số tiền rất lớn.
Ông giải thích: “Nếu họ được chính phủ hỗ trợ 5 tỷ đô la mỗi năm, cho phép họ kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn thể hiện có lãi, thì thật khó để đánh bại họ trên thị trường toàn cầu.”
Ông lưu ý, tại Hoa Kỳ, Huawei đã bán thiết bị viễn thông cho các công ty di động nhỏ và thiết lập các tháp không dây ở các khu vực nông thôn, gây ra mối lo ngại về an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ. Ông còn cho biết, theo các nhân viên phản giản FBI, điều đáng lo ngại hơn cả là vị trí của những tháp này.
Ông nhấn mạnh: “Chúng [các tháp không dây của Huawei] ở bên cạnh tất cả các căn cứ tên lửa hạt nhân; chúng ở bên cạnh các sở chỉ huy hoạt động đặc biệt vốn được đặt ở các vùng nông thôn, [và ở bên cạnh] các căn cứ tàu ngầm hạt nhân.”
Ông tiếp tục: “Những gì bạn nhìn thấy là [các tháp của] Huawei đã bất ngờ được triển khai xung quanh các căn cứ và cơ sở nhạy cảm này của Hoa Kỳ. Về cơ bản, họ [Huawei] có thể nắm bắt được các thông tin liên lạc xuất phát từ những nơi đó, nếu họ có thể truy cập thiết bị của chính họ, điều mà các nhà cung cấp nói chung đều có thể làm được.”
Hiện tại, Huawei và nhiều công ty con của họ đang nằm trong danh sách đen kinh tế của Hoa Kỳ. Hơn nữa, chính phủ Mỹ đã cấm Huawei tham gia vào các mạng 5G của nước này vì lo ngại về an ninh.
Tháng 6/2020, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) của Hoa Kỳ đã coi Huawei và công ty công nghệ Trung Quốc ZTE là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Mỹ. Cơ quan này đã cấm các công ty Mỹ sử dụng khoản tài trợ trị giá 8,3 tỷ đô la của chính phủ để mua các thiết bị của hai công ty Trung Quốc này.
Sau đó hồi tháng 9/2021, FCC đã công bố một chương trình trị giá 1,9 tỷ đô la. Chương trình này sẽ hoàn tiền cho hầu hết các nhà mạng viễn thông nông thôn ở Hoa Kỳ để “dỡ bỏ và thay thế” các thiết bị mạng do Huawei, ZTE và các công ty Trung Quốc khác sản xuất, vốn được coi là mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ. Các nhà mạng có thể nộp đơn tham gia chương trình hoàn tiền từ ngày 29/10/2021 cho đến ngày 28/1 năm nay.
Ngày 4/2, phát biểu trước Quốc hội Mỹ, Chủ tịch Jessica Rosenworcel của FCC lưu ý, 1,9 tỷ đô la là không đủ. Theo một thông báo của FCC, bà Rosenworcel đã thông báo với các nhà lập pháp rằng cơ quan này đã nhận 181 đơn yêu cầu hoàn tiền từ các nhà mạng, với tổng trị giá 5,6 tỷ đô la.
Ông Pelson cho hay, gần đây ông đã nói chuyện với một số người phụ trách của một số nhà mạng ở Hoa Kỳ đang tìm cách thay thế các thiết bị của Huawei, tuy nhiên ông được thông báo rằng vẫn chưa có thiết bị nào được thay thế. Ông nói thêm, một số người trong số này chỉ muốn thay thế các thiết bị 4G của Huawei bằng thiết bị 5G, chứ không phải thiết bị 4G do các công ty khác sản xuất.
Mặc dù một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, đã cấm thiết bị 5G của Huawei, nhưng Huawei đã mở rộng kinh doanh của mình trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Phi, chủ yếu thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường của ĐCSTQ (BRI, còn được gọi là dự án “Một vành đai, Một con đường”).
Đặc biệt, theo ông Pelson, Huawei đang “giúp mang lại sự đàn áp công nghệ mà nhiều quốc gia ít giàu có hơn không thể thực hiện nếu không có Trung Quốc.”
Năm ngoái, Top10VPN, một tổ chức quyền kỹ thuật số, đã công bố một báo cáo nêu chi tiết về sự mở rộng toàn cầu của Huawei bằng cách theo dõi các hộp trung gian của hãng này. Hộp trung gian là bộ định tuyến được cấu hình đặc biệt để kiểm tra và lọc lưu lượng internet.
Báo cáo cho biết, 1.799 thiết bị như vậy đã được tìm thấy ở 69 quốc gia, bao gồm cả khu vực Tân Cương nằm ở vùng viễn tây Trung Quốc. Ít nhất 17 quốc gia trong số này, bao gồm Cuba, Ai Cập, Nigeria, Nam Phi, Senegal, Colombia, và Bangladesh, đã sử dụng hộp trung gian để kiểm duyệt.
Huawei chưa trả lời yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Gia Huy (Theo The Epoch Times)
Xem thêm:
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…