Tình hình COVID-19 hết 30/7: Indonesia phối hợp với WHO xây dựng Trung tâm vắc-xin toàn cầu

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến hết ngày 30/7, thế giới ghi nhận thêm khoảng 602.364 ca mắc COVID-19 mới và 8.778 trường hợp tử vong chỉ trong vòng 24 giờ, qua đó nâng tổng số người nhiễm bệnh từ đầu dịch lên khoảng 195.884.392 ca, trong đó có khoảng 4.164.508 người thiệt mạng.

(Ảnh minh họa: Par Debora Himawan/Shutterstock)

Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngày 30/7, thế giới có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 88 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.

Theo Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesu, số ca mắc COVID-19 đã tăng 80% trong 4 tuần qua tại hầu hết các khu vực trên thế giới. WHO cho biết biến thể Delta đã được phát hiện tại 132 quốc gia, trở thành chủng virus corona phổ biến trên toàn cầu.

Tại Anh, Indonesia và Brazil, số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau 6 tháng, Mỹ lại chứng kiến số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục với trên 66.000 trường hợp.

Tại Nhật Bản, ngày 30/7, chính phủ đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp về y tế do dịch COVID-19 ra 4 tỉnh, trong đó có 3 tỉnh giáp thủ đô Tokyo là Chiba, Kanagawa và Saitama, và tỉnh Osaka ở phía Tây. Đây là 4 tỉnh đang nằm trong danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm.

Quyết định trên được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi thủ đô Tokyo ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy, dẫn tới những lo ngại về sự sụp đổ của hệ thống y tế trong lúc Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra. Dự kiến, tình trạng khẩn cấp sẽ bắt đầu có hiệu lực ở 4 tỉnh trên từ ngày 2 đến 31/8.

Cùng với việc mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định kéo dài thời gian áp dụng biện pháp này ở Tokyo và tỉnh Okinawa tới ngày 31/8, dài hơn 9 ngày so với kế hoạch ban đầu. Như vậy, Nhật Bản sẽ áp dụng tình trạng khẩn cấp về y tế ở 6 tỉnh, thành tới ngày 31/8.

Mặt khác, Chính phủ Nhật Bản cũng quyết định đưa 5 tỉnh gồm Hokkaido, Ishikawa, Kyoto, Hyogo và Fukuoka vào danh sách áp dụng các biện pháp phòng dịch trọng điểm trong thời gian từ ngày 2/8 đến 31/8.

Ngày 30/7 là ngày thứ 2 liên tiếp Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm mới trên 10.000 ca/ngày. Với 10.743 ca nhiễm mới, đây cũng là ngày Nhật Bản có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay, trong đó riêng thủ đô Tokyo là 3.300 ca.

Trong bối cảnh đó, một hội đồng của Bộ Y tế Nhật Bản ngày 30/7 đã phê duyệt việc sử dụng vắc-xin COVID-19 của AstraZeneca cho những người từ 40 tuổi trở lên trong bối cảnh nguồn cung vắc-xin thiếu hụt.

Tại Ý, Viện Y tế quốc gia (ISS) cho biết Delta đã trở thành nguồn lây nhiễm chủ đạo tại nước này khi chiếm tới 94,8% tổng số ca mắc mới tính đến ngày 20/7, trong khi chỉ 1 tháng trước đó, biến thể này chỉ chiếm khoảng 22,7% số ca mắc mới.

Theo ISS, cần tiếp tục truy vết các ca nhiễm mới và đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng nhanh nhất có thể để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.

Kể từ khi bùng phát vào tháng 2/2020, dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 128.029 người tại Ú – con số tử vong do COVID-19 cao thứ 2 châu Âu, sau Anh và cao thứ 8 thế giới. Tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này đã lên tới 4,34 triệu ca. Tính đến ngày 30/7, gần 59% người trên 12 tuổi tại nước này đã được tiêm chủng đầy đủ 2 liều vắc-xin, trong khi có khoảng 10% số người đang chờ tiêm liều 2.

Tại Đức, số ca lây nhiễm mới ở nước này ngày càng tăng trong những tuần gần đây, chủ yếu do sự lây lan mạnh của biến thể Delta.

Trong 24 giờ qua, nước Đức đã ghi nhận 2.454 ca nhiễm mới, tỷ lệ lây nhiễm trung bình 7 ngày trên 100.000 dân là 17, tăng mạnh so với mức 4,6 hồi đầu tháng 7. Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) mới đây cảnh báo Đức đã bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 4.

Tại Indonesia, trong 24 giờ qua, quốc gia này ghi nhận số ca tử vong cao nhất châu Á và số ca mắc mới cao nhất thế giới.

Ngày 30/7, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này đang phối hợp cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhằm đạt được những bước cuối cùng trong việc chuẩn bị xây dựng Trung tâm sản xuất vắc-xin COVID-19 toàn cầu tại quốc gia Đông Nam Á này.

Bộ trưởng Budi cho biết dự kiến trung tâm này sẽ sản xuất vắc-xin dựa trên công nghệ DNA và mRNA. Việc lựa chọn các công nghệ này là do hệ thống y tế toàn cầu cần phát triển sản xuất cả hai công nghệ này trong hoạt động sản xuất vắc-xin COVID-19.

Vắc-xin Red&White do một số trường đại học và tổ chức y khoa tại Indonesia đang nghiên cứu phát triển. Trong đó, Đại học Airlangga có tiến độ nghiên cứu nhanh nhất nhờ vào việc kết hợp hai công nghệ kể trên để bất hoạt virus. Bộ trưởng Budi cho biết thêm sẽ mời các nhà sinh học phân tử thuộc Đại học Airlangga tham gia nghiên cứu và phát triển vắc-xin tại Trung tâm sản xuất vắc-xin toàn cầu.

Phan Anh (tổng hợp)

Xem thêm:

Phan Anh

Published by
Phan Anh

Recent Posts

VKS: Bà Trương Mỹ Lan nộp 280.000 tỷ đồng mới có cơ sở xem xét giảm án tử hình

Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…

29 phút ago

Ông Trump xóa sổ băng đảng Venezuela ở Mỹ như thế nào sau khi nhậm chức?

Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…

35 phút ago

Nhà virus học chữa thành công ung thư vú bằng cách tiêm virus vào cơ thể chính mình

Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…

46 phút ago

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

3 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

3 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

4 giờ ago