Toàn cảnh khúc “Đại uốn cong” sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng. (Ảnh: why2husky / Shutterstock)
Gần đây Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã khởi công xây dựng đập trên thượng nguồn sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng, với mục tiêu “đưa điện từ Tây sang Đông”, gây lo ngại và vấp phải sự phản đối gay gắt.
Tuy nhiên, dự án này làm dấy lên lo ngại ở các quốc gia hạ lưu như Ấn Độ và Bangladesh về việc mất nguồn nước và nguy cơ lũ lụt đột ngột, đồng thời vấp phải sự phản đối gay gắt của các nhóm người Tây Tạng và giới bảo vệ môi trường vì lý do tàn phá sinh thái và vi phạm nhân quyền.
Dự án “Nhà máy thủy điện Motuo” dự kiến xây dựng trên thượng nguồn sông Yarlung Zangbo, với chi phí 1.200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 167 tỷ USD) và sản lượng điện gấp 3 lần đập Tam Hiệp. Thủ tướng Lý Cường đã trực tiếp chủ trì lễ khởi công hôm 19/7.
Công trình này ước tính có trị giá gần 170 tỷ USD, có khả năng sản xuất 300 tỷ kilowatt-giờ (kWh) điện mỗi năm, đủ để đáp ứng nhu cầu hàng năm của hơn 300 triệu người, với tổng công suất lắp đặt là 70 triệu kilowatt.
ĐCSTQ phê duyệt dự án vào tháng 12/2024 trên con sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng và Brahmaputra ở Ấn Độ. Dự án này vượt xa đập Tam Hiệp – hiện là đập lớn nhất thế giới.
Động thái này vấp phải phản ứng gay gắt từ các quốc gia hạ lưu. Sông Yarlung Zangbo chảy từ Tây Tạng vào bang Arunachal Pradesh và Assam của Ấn Độ, cuối cùng hợp lưu với các sông Brahmaputra và Jamuna ở Bangladesh, nơi hàng chục triệu người phụ thuộc vào lưu vực này.
Ông Pema Khandu, Thủ hiến bang Arunachal Pradesh ở Đông Bắc Ấn Độ, cảnh báo rằng khi công trình hoàn thành, sông Brahmaputra và nhánh thượng nguồn Siang có thể cạn kiệt nghiêm trọng, đồng thời các khu vực hạ lưu sẽ phải đối mặt với nguy cơ lũ lụt, đe dọa sinh tồn sự sinh tồn của người bản địa.
Ông nhấn mạnh nếu Trung Quốc xả lũ đột ngột, toàn bộ lưu vực sông Siang của Ấn Độ sẽ bị phá hủy.
Theo Giáo sư Michael Steckler tại Đại học Columbia, ngoài việc làm thay đổi dòng chảy, các con đập sẽ khiến lượng phù sa chảy xuống hạ lưu bị giảm đi. Phù sa mang theo các chất dinh dưỡng thiết yếu cho nông nghiệp ở vùng đồng bằng tại hạ lưu.
Ấn Độ và Trung Quốc đã từng xảy ra xung đột biên giới tại khu vực này vào những năm 1960 và sự thiếu thống tin từ Bắc Kinh đã làm dấy lên suy đoán rằng họ có thể sử dụng con đập để ngăn nước nếu một cuộc xung đột mới bùng phát giữa hai bên, ông Sayanangshu Modak, chuyên gia về quan hệ nước giữa Ấn Độ và Trung Quốc tại Đại học Arizona lưu ý.
Hồi đầu Năm, Bộ Ngoại giao Ấn Độ đã chính thức bày tỏ quan ngại với phía Trung Quốc, yêu cầu bảo đảm quyền lợi của các quốc gia hạ lưu và nhấn mạnh tầm quan trọng của minh bạch thông tin và tham vấn trước. Để đối phó nguy cơ xả lũ đột ngột, Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng đập của riêng mình trên thượng nguồn sông Siang.
Bangladesh cũng gửi công hàm tới Bắc Kinh vào tháng Hai, yêu cầu cung cấp thêm thông tin về dự án. Các chuyên gia cảnh báo dự án có thể tác động lớn đến hệ thống tưới tiêu nông nghiệp, nguồn nước uống và điều tiết khí hậu ở phía nam Bangladesh.
Các học giả và viện nghiên cứu phương Tây cũng đưa ra cảnh báo. Năm 2020, Viện Lowy (Úc) từng báo cáo rằng nếu ĐCSTQ kiểm soát nguồn nước chính của cao nguyên Thanh Tạng, điều đó chẳng khác nào đang siết chặt huyết mạch kinh tế của Ấn Độ.
Địa điểm xây dựng đập Motuo nằm trong một trong những hẻm núi dài và sâu nhất thế giới. Dòng sông tại khu vực “Đại uốn cong” gần đỉnh Namcha Barwa có độ chênh cao 2.000 m (so với mực nước biển) chỉ trong 59 km. Nhiều ý kiến lo ngại do đây là khu vực có nhiều đứt gãy địa chấn, nếu thiết kế sai sót có thể gây thảm họa nghiêm trọng.
Ngoài các rủi ro về nguồn nước và địa chính trị, dự án còn gây tranh cãi về quyền lợi người Tây Tạng và tác động môi trường. Các nhóm nhân quyền cho biết khu vực xây dựng đập là nơi sinh sống truyền thống và có nhiều địa điểm hành hương của người Tây Tạng, nhưng chính quyền ĐCSTQ không đưa ra thông tin về việc tái định cư hay bồi thường.
Theo các hình ảnh và báo cáo của BBC, năm ngoái, Bắc Kinh từng dùng vũ lực trấn áp các cuộc biểu tình phản đối một dự án thủy điện khác, khiến hàng trăm người bị bắt và nhiều người bị thương.
Các nhà quan sát cho rằng đập Motuo là công trình then chốt trong chiến lược “đưa điện từ Tây sang Đông”, do lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ chỉ đạo, nhằm chuyển nguồn thủy điện dồi dào và tài nguyên khoáng sản khai thác kèm theo ở khu vực xa xôi phía Tây (chủ yếu là Tây Tạng) sang vùng duyên hải phía Đông.
Tuy nhiên, các tuyên bố của Bắc Kinh về “phát triển Tây Tạng” và “giảm ô nhiễm” khó thuyết phục được cộng đồng Tây Tạng và các quốc gia hạ lưu.
Đến nay, ĐCSTQ chưa công bố số người phải di dời hoặc các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng phó động đất. Trước đây đập Tam Hiệp đã khiến khoảng 1,5 triệu người phải tái định cư.
Địa điểm xây đập Motuo nằm ở khu vực thường xuyên xảy ra động đất và sạt lở, nhưng ĐCSTQ chưa công bố các đánh giá về địa chất và thủy văn, khiến nhiều người hoài nghi về sự an toàn của công trình này.
Theo các nghiên cứu của tạp chí Nature Geoscience và tổ chức môi trường quốc tế International Rivers, khúc “Đại uốn cong” của sông Yarlung Zangbo nằm trên đới đứt gãy nghịch, là khu vực địa chấn hoạt động mạnh, từng xảy ra nhiều vụ sạt lở lớn. Năm 2018, nơi đây từng bị chặn dòng do sạt lở núi, các báo cáo và hình ảnh liên quan đã được các tổ chức quốc tế trích dẫn.
Tại thời điểm ngày 24/7, NHNN đã bơm ròng 187.282,43 tỷ đồng ra thị trường,…
Giao tranh dữ dội lại bùng nổ vào tối nay (25/7) tại khu vực đền…
Một người đàn ông 29 tuổi ở Hà Tĩnh bị tai nạn ngã xe máy…
Ông Phan Đức Dũng, Vụ trưởng Vụ Quốc phòng, an ninh, đặc biệt, ngã tử…
Lực lượng cứu hộ Quảng Ninh tìm thấy thi thể nữ tại Cửa Dứa, nghi…
Cựu Thủ tướng Úc Scott Morrison cảnh báo rằng không thể thay đổi hoặc đàm…