Tổ chức quốc tế kêu gọi hành động đối với trại tập trung ở Tân Cương

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã xây dựng trại tập trung ở Tân Cương, bắt giam người dân tộc thiểu số và thực thi cực hình. Theo ước tính, có ít nhất khoảng 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, người Kazakh và người thuộc các dân tộc thiểu số khác đang bị giam giữ ở miền Tây Trung Quốc. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng, hiện nay các nước trên thế giới cần lên tiếng về việc này. 

Người Tân Cương đang học chữ Hán trong trại giáo dục cải tạo ở Ôn Túc (Wensu) – Tân Cương (Ảnh: Azamat Imanaliev / Shutterstock)

Tổng Thư ký Văn phòng Đan Mạch của Tổ chức Ân xá Quốc tế Trine Christensen nói: “Đây là một trong những sự kiện cực đoan nhất đang xảy ra trên thế giới hiện nay”. 

Từ lâu, ĐCSTQ từ chối thừa nhận có sự việc này, và nói rằng đó là “Trung tâm giáo dục”. Tuy nhiên, theo theo một tài liệu mật của chính phủ ĐCSTQ được Liên đoàn Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) tiết lộ cho thấy, trong những trại tập trung này đúng là có tồn tại việc giám sát liên tục bất kể thời tiết, tẩy não lặp đi lặp lại và cưỡng bức lao động.

Chủ nhiệm văn phòng Trung Quốc thuộc Tổ chức Quan sát Nhân quyền Quốc tế Sophie Richardson nói rằng “Đây là bằng chứng có thể dùng để truy tố, ghi chép lại hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng”, bà nói: “Tôi cho rằng ít nhất có thể miêu tả người bị giam giữ bị dày vò về tâm lý, bởi vì họ thực sự không biết mình sẽ ở trong đó bao lâu.”

Tài liệu tiết lộ, khi hành vi, ngôn ngữ, tín ngưỡng của người bị giam giữ đã chuyển biến, thì họ mới có thể được thả.

Tổng thư ký Văn phòng Đan Mạch của Tổ chức Ân xá Quốc tế Trine Christensen cho biết: “Điều này có nghĩa là hiện tại cộng đồng quốc tế cần đối đãi nghiêm túc.”

Bà Trine Christensen nói: “Điều này làm chúng ta liên tưởng đến các trại tập trung mà Đức Quốc xã lập lên để bức hại người Do Thái trong thời kỳ Thế chiến thứ 2.”

“Do tín ngưỡng mà bị giam cầm và tẩy não, điều này quá giống với những gì mà châu Âu chúng ta từng trải qua,” bà nói thêm.

Bà đặc biệt nhấn mạnh Liên Hợp Quốc cần nhanh chóng tiến hành điều tra độc lập về vấn đề này, đồng thời có biện pháp đối kháng lại ĐCSTQ.

“Đương nhiên, trước khi quan sát viên độc lập đi vào khu vực này, ĐCSTQ sẽ đóng cửa các trại tập trung để che giấu hành vi bức hại và họ vẫn thực thi bấy lâu nay.”

Bà Trine Christensen cho rằng, tất cả các quốc gia bao gồm cả Đan Mạch đều cần lên tiếng về việc này, lên án cách làm của ĐCSTQ.

Đan Mạch và các quốc gia khác cần liên kết với nhau để nói cho ĐCSTQ biết: Nhân loại không thể chấp nhận những việc bức hại đang xảy ra tại Trung Quốc. Bà nói: “Chúng ta cần giữ khoảng cách với cái ác.”

Bà cho rằng, đối kháng với ĐCSTQ một cách đơn độc có thể sẽ rất khó khăn. Nhưng Đan Mạch có thể sẽ phát huy vai trò của mình trong Hội Đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

>>Người công khai tài liệu mật Tân Cương: Bị đe dọa nhưng vẫn phải mạo hiểm

Chúng ta tuyệt đối cần phải nêu ra tính nghiêm trọng của vấn đề này tại Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, chúng ta không thể cứ mãi đợi quốc gia khác đi đầu, tôi khuyến khích Đan Mạch trở thành nước đầu tiên đề xuất vấn đề này.

Trung tâm Nghiên cứu Nhân quyền Đan Mạch cũng cho rằng cần phải gây áp lực với ĐCSTQ. Họ viết rằng, cộng đồng quốc tế cần phải có cuộc đối thoại rõ ràng với ĐCSTQ về sự việc này, trong công tác ngoại giao, chính phủ Đan Mạch cần phải thúc đẩy để tiến hành đối thoại.

Ngày 24/11, Liên minh Nhà báo điều tra Quốc tế (ICIJ) đã công bố tài liệu bao gồm các biện pháp quản lý trại tập trung Tân Cương mà người phụ trách an ninh Tân Cương đưa ra năm 2017 và báo cáo của cơ quan tình báo. Báo cáo này giải thích việc cảnh sát làm thế nào lợi dụng trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn để theo dõi chặt chẽ người cần bị đưa vào trại tập trung.

ICIJ gọi tài liệu của ĐCSTQ mà họ tiết lộ này là “Điện báo Trung Quốc” (China Cables), trong đó bao gồm một tài liệu 9 trang mà đương nhiệm Phó Bí thư Đảng ủy Khu tự trị Tân Cương Chu Hải Luân gửi cho những người quản lý trại tập trung hồi năm 2017, khi đó, ông Chu Hải Luân là quan chức an ninh cấp cao nhất của khu tự trị này.

Truyền thông Mỹ đưa, tại Tân Cương có ít nhất 124 trại tập trung, 193 nhà tù, 66 trại lao động cải thuộc Binh đoàn sản xuất kiến thiết Tân Cương. Quan chức chính phủ Tổng thống Trump cho biết, trong số 10 triệu người Duy Ngô Nhĩ, ước tính có đến 1 triệu người bị giam giữ trong trại tập trung, và đây là con số đã qua chứng thực, nhưng thực ra rất có thể số người bị giam giữ lên đến con số 3 triệu.

Huệ Anh

Xem thêm:

Published by

Recent Posts

Bà Chủ Xuyên Việt Oil bị đề nghị mức án 30 năm tù

Bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh - Giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên…

2 giờ ago

Biểu tình ôn hòa chống NATO biến thành bạo động tại Montreal, Canada

Các cuộc biểu tình chống NATO và ủng hộ Palestine đã nhanh chóng bùng phát…

2 giờ ago

Quảng Nam: Một điểm trường vừa khánh thành bị sập do đồi sạt lở

35 trẻ mẫu giáo và tiểu học hiện phải quay về điểm trường cũ đã…

3 giờ ago

Iran công bố động thái hạt nhân mới

Iran đã hiện thực cam kết mở rộng chương trình hạt nhân nhằm đáp trả…

3 giờ ago

Mưa lũ, sạt lở, nhiều nơi ở Quảng Ngãi, Bình Định bị chia cắt

Mưa lớn khiến một số nơi ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định bị…

4 giờ ago

Đi tiểu nhiều, ù tai là triệu chứng thận hư, xoa bóp có thể cải thiện triệu chứng

Y học cổ truyền Trung Hoa thường nói rằng “nuôi thận là nuôi dưỡng sự…

4 giờ ago