Thế Giới

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ ủng hộ trục xuất di dân bất hợp pháp

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vừa đưa ra một phán quyết nhất trí, có thể mở đường cho việc bác bỏ những thách thức đối với kế hoạch trục xuất của chính quyền Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Ảnh: EQRoy / Shutterstock)

Phán quyết của Tối cao Pháp viện được đưa ra trong một vụ án liên quan đến “hôn nhân giả” khi một công dân Hoa Kỳ nộp đơn lên Cơ quan Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) để xin cấp thị thực cho người chồng gốc Palestine, không phải công dân Hoa Kỳ, nhằm giúp ông này có được tư cách thường trú nhân hợp pháp.

Theo quy định pháp luật, USCIS “phải … phê duyệt” một đơn xin thị thực nếu xác minh rằng “các thông tin được khai trong đơn là đúng sự thật” và người không phải công dân là vợ hoặc chồng của người nộp đơn. Tuy nhiên, nếu người không phải công dân này trước đây từng tìm kiếm hoặc nhận được quyền lợi nhập cư “do có một cuộc hôn nhân được Tổng chưởng lý xác định là nhằm mục đích lách luật nhập cư” – được gọi là điều khoản cấm hôn nhân giả – thì USCIS phải từ chối đơn này.

Ban đầu, đơn xin này đã được phê duyệt, nhưng bị thu hồi vào hai năm sau với lý do USCIS đã phát hiện “bằng chứng cho thấy người chồng từng tham gia vào một cuộc hôn nhân giả để lách luật nhập cư”, điều mà cả hai vợ chồng đều kịch liệt phủ nhận.

Hội đồng Phúc thẩm Di trú đã giữ nguyên quyết định thu hồi, viện dẫn rằng USCIS có đủ cơ sở để kết luận rằng người chồng từng tham gia vào một cuộc hôn nhân giả trước đó, điều này lẽ ra đã ngăn cản việc phê duyệt thị thực ban đầu. 

Không chấp nhận kết quả, cặp đôi này đã khởi kiện, nhưng tòa án liên bang cấp quận bác bỏ vụ kiện với lý do các tòa án liên bang không có thẩm quyền xét xử những quyết định mang tính tự quyết (discretionary) của cơ quan hành pháp. Cặp đôi này đã kháng cáo, và Tòa án Phúc thẩm Liên bang Khu vực Mười Một đã giữ nguyên quyết định của tòa cấp dưới. Thậm chí, vụ kiện này đã được đưa lên tận Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, và với tỷ số 9-0, Tối cao Pháp viện đã khẳng định giữ nguyên phán quyết của cả hai tòa cấp thấp hơn trước đó.

  • Grant of discretion (ủy quyền tự quyết) là quyền hạn được trao cho một cá nhân hoặc tổ chức để đưa ra quyết định dựa theo sự cân nhắc và đánh giá của họ, trong phạm vi mà luật pháp cho phép.

Điều khoản 1155 là một minh chứng điển hình của ủy quyền tự quyết (grant of discretion)”, Thẩm phán Ketanji Brown Jackson, người được Tổng thống Joe Biden bổ nhiệm trở thành Thẩm phán Tối cao Pháp viện, viết trong phán quyết. “Bộ trưởng [An ninh Nội địa] ‘có thể’ thu hồi một đơn xin thị thực đã được phê duyệt trước đó ‘bất kỳ lúc nào’ nếu Bộ trưởng cho rằng có ‘lý do chính đáng và đầy đủ’. Quốc hội không áp đặt bất kỳ tiêu chí hoặc điều kiện cụ thể nào giới hạn quyền hạn này, cũng như không quy định cách thức hay thời điểm mà Bộ trưởng phải hành động”.

Phán quyết này được đưa ra không lâu sau khi Tòa Phúc thẩm Liên bang Khu vực Chín phán quyết hồi đầu tháng này rằng chính quyền liên bang có quyền trục xuất người nước ngoài bất hợp pháp, bất chấp các chính quyền địa phương phản đối, theo The Center Square.

Vào tháng Sáu, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cũng đưa ra phán quyết ủng hộ các chính sách trục xuất liên bang trong ba vụ án được hợp nhất kháng cáo từ các tòa án phúc thẩm Khu vực Năm và Chín, nơi các tòa án đưa ra những phán quyết mâu thuẫn nhau.

Những vụ kiện này được những người nước ngoài không đủ tư cách nhập cảnh theo luật liên bang khởi xướng, nhận được Thông báo Ra tòa (NTA) yêu cầu họ phải xuất hiện trước tòa di trú vào một ngày giờ ấn định. Tuy nhiên, tất cả các nguyên đơn đều không xuất hiện tại các phiên tòa của họ, từ chối tuân thủ yêu cầu này, buộc các thẩm phán di trú liên bang phải ra lệnh trục xuất vắng mặt, phù hợp với các quy định của luật pháp liên bang được Quốc hội ban hành.

Những người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp này sau đó đã khởi kiện, yêu cầu hủy bỏ lệnh trục xuất, viện dẫn lý do họ không nhận được thông báo đầy đủ bằng văn bản, đồng thời thách thức cách diễn giải từ “thay đổi (change)” trong các trát lệnh tòa án mà họ nhận được, cùng những lý lẽ kỹ thuật pháp lý khác để củng cố cho vụ kiện, có thể bao gồm những lỗi về quy trình hoặc cách thức áp dụng luật.

Những nguyên đơn – bao gồm các cá nhân vượt biên trái phép từ El Salvador, Ấn Độ và Mexico – khẳng định rằng họ có quyền ở lại Hoa Kỳ bất chấp trát lệnh tòa án yêu cầu trục xuất. Tuy nhiên, với tỷ lệ 5-4, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã không đồng ý và đưa ra phán quyết bất lợi cho họ.

Phán quyết này thiết lập một tiền lệ quan trọng cho các vụ kiện tiềm năng trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền Biden đưa ra các Thông báo Ra tòa (Notice of Appear-NTA) có lịch hầu tòa cách từ ba đến bốn năm sau. The Center Square nhận định rằng phán quyết này cũng có thể ảnh hưởng đến khoảng 200.000 vụ án trục xuất đã bị các thẩm phán di trú bác bỏ vì Bộ An ninh Nội địa không kịp nộp hồ sơ đúng hạn trước khi các phiên tòa được lên lịch.

Những phán quyết này được dự đoán sẽ tạo ra tác động to lớn đối với những ai cố gắng phản đối kế hoạch trục xuất của chính quyền Trump nhằm đảo ngược chính sách dưới thời chính quyền Biden cho phép thả hàng triệu người nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ vi phạm luật pháp liên bang.

Thiên Vân

Thiên Vân

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Thiên Vân

Recent Posts

Tổng thống Đức tuyên bố giải tán quốc hội, xác định ngày bầu cử

Tổng thống Đức Steinmeier đã tuyên bố giải tán quốc hội và xác định ngày…

2 giờ ago

Ấn Độ tổ chức 7 ngày quốc tang tưởng nhớ cựu Thủ tướng

Chính phủ Ấn Độ ngày 27/12 công bố lễ Quốc tang kéo dài 7 ngày…

2 giờ ago

Năm 2024 khắc tinh của thị trường vàng

Năm 2024, Chính phủ, NHNN siết chặt quản lý thị trường vàng khiến các kênh…

3 giờ ago

Brazil nói công nhân tại cơ sở BYD của Trung Quốc là nạn nhân của nạn buôn người

Những công nhân người Hoa đang làm việc tại một địa điểm xây dựng tại…

5 giờ ago

Đại án chuyến bay giải cứu giai đoạn 2: 4 bị cáo được hưởng án treo

Trong số 17 bị cáo hầu tòa đại án Chuyến bay giải cứu giai đoạn…

9 giờ ago

Điều giản dị: Câu chuyện quanh ly cà phê

Những cuộc đối thoại trong đời sống và công việc, những câu chuyện xung quanh…

9 giờ ago