Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi tăng cường các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với Iran sau cuộc tấn công vào Israel cuối tuần qua.
Tehran đã thực hiện một cuộc không kích lớn vào lãnh thổ Israel vào thứ Bảy (13/4) để đáp trả vụ đánh bom vào đại sứ quán Iran ở Damascus hồi đầu tháng này. Israel không xác nhận cũng như phủ nhận vai trò của mình trong vụ đánh bom, nhưng sau đó Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant đã ngầm nhận trách nhiệm của họ.
Trong một cuộc phỏng vấn với đài BFMTV và đài phát thanh RMC, ông Macron đã lên án phản ứng của Iran, gọi đó là “không tương xứng”.
Ông Macron cho rằng hành động của Iran sẽ mở đường cho những “phản ứng nguy hiểm” tiếp theo của cả hai bên.
Ông Macron cho biết cộng đồng quốc tế “sẽ làm mọi cách để tránh leo thang” cuộc xung đột và kêu gọi Israel không trả đũa bằng biện pháp quân sự. Thay vào đó, ông cho biết trọng tâm nên là “cô lập” Iran và kêu gọi áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Tehran, bao gồm cả “tăng áp lực đối với các hoạt động hạt nhân của nước này”, điều tổng thống Pháp tin rằng sẽ giúp “tìm ra con đường dẫn đến hòa bình trong khu vực”.
Iran biện minh cho cuộc tấn công hôm thứ Bảy bằng cách viện dẫn quyền tự vệ theo Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc. Họ cũng cam kết sẽ không thực hiện thêm hành động nào trừ khi Israel tấn công lần nữa, nhưng cảnh báo rằng phản ứng quân sự theo sau đó sẽ khiến tình hình leo thang thậm chí còn lớn hơn.
Israel gọi Iran là “mối đe dọa lớn nhất” đối với hòa bình khu vực và thế giới, đồng thời kêu gọi “các biện pháp trừng phạt đau đớn” đối với Tehran, bao gồm cả ngành công nghiệp hạt nhân của nước này.
Iran là đối tượng của nhiều lệnh trừng phạt quốc tế suốt nhiều thập kỷ trong bối cảnh phương Tây lo ngại chương trình làm giàu hạt nhân của nước này nhằm mục đích sản xuất bom hạt nhân.
Các lệnh trừng phạt đã được nới lỏng phần nào vào năm 2015 khi Tehran đồng ý một số hạn chế đối với chương trình theo Thỏa thuận hạt nhân Iran, với tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), giữa Iran, Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và EU.
Tuy nhiên, thỏa thuận này đã thất bại vào năm 2018 sau khi Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận và áp dụng lại các lệnh trừng phạt cũ đối với Tehran. Một số nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận trong những năm gần đây đã không thành công.
Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…
Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã cam kết tăng cường lưu lượng…
Theo VKS, bản án quy kết bị cáo Trương Mỹ Lan tham ô 304.000 tỷ…
Theo thống kê, hơn 800.000 người nhập cư Venezuela đã đổ vào Mỹ trong 4…
Theo một báo cáo của Tạp chí Nature đăng vào ngày 8 tháng 11, hành…