Tổng thống Sri Lanka hôm thứ Năm cho biết ông sẽ đề xuất Nhật Bản khởi xướng các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ với các chủ nợ chính của Sri Lanka, bao gồm cả Trung Quốc và Ấn Độ, trong bối cảnh quốc gia này cố gắng khôi phục nền kinh tế đang sụp đổ.
Tổng thống Ranil Wickremesinghe cho biết ông sẽ tới Nhật Bản vào tháng 9 để thảo luận vấn đề này với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
“Ai đó cần gọi điện và thảo luận việc tái cơ cấu với các chủ nợ chính của Sri Lanka. Chúng tôi sẽ đề xuất Nhật Bản làm điều đó”, ông Wickremesinghe nói trong một cuộc phỏng vấn với Reuters.
Sri Lanka hiện nợ 10 tỷ USD theo dạng song phương tính đến tháng 8/2022, trong đó có tới 44% là nợ Trung Quốc, theo Bộ Tài chính Sri Lanka.
Bên cạnh đó, Nhật Bản nắm giữ 32% nợ của Sri Lanka, trong khi Ấn Độ nắm giữ thêm 10%.
Ông Wickremesinghe đã bày tỏ hy vọng cải thiện quan hệ với Nhật Bản, vốn đang căng thẳng do Sri Lanka đơn phương rút khỏi các dự án phát triển do Nhật Bản tài trợ dưới thời Chính phủ tiền nhiệm.
Sri Lanka nợ Trung Quốc khoảng 6,5 tỷ USD và đã yêu cầu Bắc Kinh giúp cơ cấu lại các khoản trả nợ. Ông Wickremesinghe cũng yêu cầu Trung Quốc sửa đổi các điều khoản của thỏa thuận hoán đổi bằng đồng nhân dân tệ trị giá 1,5 tỷ USD để quỹ này có thể được sử dụng để thanh toán cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu.
Mặt khác, Ấn Độ đã nổi lên như một cứu cánh của Sri Lanka, cung cấp khoảng 4 tỷ USD hạn mức tín dụng và hoán đổi để giữ cho nền kinh tế của đất nước hoạt động trong năm nay.
Sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Ấn Độ dường như đang làm phức tạp thêm vấn đề đối với Sri Lanka, quốc gia đã cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota của mình trong 99 năm vào năm 2017 để chuyển đổi khoản vay Trung Quốc thành vốn chủ sở hữu. Ấn Độ đã lo ngại rằng cảng này sẽ được sử dụng làm căn cứ quân sự.
Sri Lanka đã cho phép tàu theo dõi vệ tinh Yuan Wang 5 của Trung Quốc cập cảng Hambantota trong một tuần bất chấp sự phản đối an ninh của Ấn Độ. Sri Lanka ban đầu yêu cầu trì hoãn việc đến nơi của con tàu nhưng cuối cùng đã chấp thuận nó sau “các cuộc tham vấn rộng rãi ở mức độ cao”.
Quốc gia cạn kiệt ngoại tệ này cũng đang đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về gói cho vay trị giá 3 tỷ USD. Các đại diện của IMF dự kiến sẽ thăm Sri Lanka vào cuối tháng 8 để đàm phán về một thỏa thuận cấp nhân viên.
Nandalal Weerasinghe, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Sri Lanka, cho biết hôm thứ Năm rằng các cuộc đàm phán của Sri Lanka với IMF sắp hoàn thành và đã “đạt được gần như tất cả các mục tiêu”, Colombo Page đưa tin.
“Một khi chúng tôi đạt được thỏa thuận cấp độ nhân viên, rõ ràng chúng tôi phải tiếp cận các chủ nợ về tái cơ cấu nợ với các cố vấn của chúng tôi và chúng tôi có thể tiến bộ”, ông Weerasinghe hy vọng rằng cả hai bên sẽ đạt được thỏa thuận này.
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…