Tổng thống Trump cải thiện quan hệ với Nga để cô lập Trung Quốc?

Một nhà bình luận chính trị người Trung Quốc mới đây đã trao đổi với Epoch Times rằng Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang nỗ lực cải thiện mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để cô lập Trung Quốc. Sau thượng đỉnh lần đầu Trump-Putin, chính phủ Mỹ đang xúc tiến cuộc gặp thứ hai Mỹ – Nga và điều này được cho là một phần của trò chơi “ve vãn và gây ảnh hưởng” giữa Mỹ, Trung Quốc, Nga và Châu Âu.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin họp báo chung tại Helsinki, Phần Lan hôm 16/7. (Ảnh: Samira Bouaou/The Epoch Times)

Hôm 16/7 vừa qua, hai hội nghị quan trọng đã diễn ra đồng thời: Trump gặp Putin tại Helsinki, Phần Lan và Trung Quốc gặp Châu Âu tại Bắc Kinh. Hai cuộc gặp thượng đỉnh này đã diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang căng thẳng.

Theo ông Wen Zhao, một nhà bình luận chính trị trên kênh NTD (thuộc Tập đoàn Truyền thông Epoch Times) và YouTube, cả Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng ve vãn và gây ảnh hưởng lên đồng minh của bên kia.

Trên kênh YouTube cá nhân, ông Wen Zhao cho biết mối quan hệ giữa Mỹ và Nga có thể khó đạt được tiến bộ, ít nhất trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, bởi vì chế tài mà Mỹ và Châu Âu đang áp đặt lên Moscow đã gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng cho Nga. Nếu các chế tài này không được dỡ bỏ hoặc nới lỏng, thì con đường cải thiện mối quan hệ Nga – phương Tây có thể vẫn rất gập ghềnh.

Ông Wen Zhao cho biết Nga không phải là một đối thủ đáng kể của Mỹ và do đó việc đẩy Nga hướng về phía Trung Quốc không phải là một lựa chọn thông minh. Nói cách khác, việc cải thiện mối quan hệ Mỹ – Nga sẽ là cách kéo Nga ra xa Trung Quốc.

Mỹ hợp tác với Nga để cô lập Trung Quốc?

Ông Tang Hao, một nhà bình luận chính trị cho Epoch Times phiên bản tiếng Trung nhận định rằng nếu Mỹ có thể đạt được hợp tác với Nga, và tách Bắc Hàn ra khỏi chế độ cộng sản Trung Quốc, thì tình huống đó sẽ gây rất nhiều khó khăn mang tính toàn cầu cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Cho tới nay, ĐCSTQ và Bắc Hàn đã đang chơi một trò chơi hai người, và ĐCSTQ đã đang cố gắng ve vãn Nga thực hiện hỗ trợ Bắc Hàn một cách bí mật. Nếu Mỹ có thể hợp tác với Nga và dừng các hoạt động hỗ trợ bí mật của Moscow cho Bình Nhưỡng, điều đó tương đương với việc cắt đứt một cánh tay của ĐCSTQ đang duy trì trợ giúp chế độ nhà họ Kim.

Đồng thời, điều này sẽ giúp ông Kim Jong-un củng cố ý định tiến gần hơn với Mỹ và tránh xa hơn ĐCSTQ, để tạo ra một “tương lai tươi sáng” cùng với Mỹ như những gì thể hiện trong đoạn video ngắn mà Washington trình chiếu cho ông Kim xem tại hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim hôm 12/6 tại Singapore.

Khi Nga hợp tác với Mỹ, Liên Hiệp Quốc sẽ có thêm lá phiếu của Moscow ủng hộ các nghị quyết của Mỹ và phương Tây. Trước nay, tại Hội đồng Bảo an, Nga thường bỏ phiếu cùng với Trung Quốc để ngăn chặn nhiều nghị quyết quan trọng. Nếu Trung Quốc mất lá phiếu ủng hộ của Nga, chế độ Bắc Kinh sẽ bước vào quãng thời gian khó khăn hơn trong việc đơn phương thách thức phương Tây.

Ông Tang Hao cũng chỉ ra rằng mối quan hệ cải thiện giữa Mỹ và Nga sẽ đem lại lợi ích cho Châu Âu và có thể giảm căng thẳng giữa NATO và Nga. Kết quả là, NATO sau đó có thể tập trung nhiều hơn vào mối đe dọa từ sáng chiến “Vành đai và Con đường’’ của ĐCSTQ đang nhắm vào cựu lục địa.

Mỹ cũng có thể giành được lợi thế trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Nếu chiến tranh thương mại tiếp diễn, ĐCSTQ sẽ nhắm tới Nga làm thị trường thay thế cho hàng hóa xuất khẩu của họ và cũng là nguồn cung dầu thô. Nếu ông Trump có thể thuyết phục ông Putin hành động cùng với Mỹ, vị thế thương mại của ĐCSTQ sẽ trở nên khó khăn hơn.

Nhìn chung, ông Tang Hao cho rằng ngay cả khi Nga chưa thể hợp tác cùng với Mỹ ở thời điểm này, miễn là các cuộc đối thoại và xây dựng niềm tin tiếp diễn, thì một trật tự quốc tế mới là có thể và nó sẽ gây ảnh hưởng sâu rộng tới thế giới.

Châu Âu không bao giờ liên kết với Trung Quốc chống Mỹ?

Từ khi cuộc chiến thương mại với Mỹ bùng nổ, ĐCSTQ đã đang cố gắng ve vãn Châu Âu. Chẳng hạn, Đức đã đạt được các thỏa thuận thương mại với Trung Quốc trị giá khoảng 23,6 tỷ USD.

Theo nhà bình luận chính trị Wen Zhao, mặc dù ông Trump và nhiều lãnh đạo Châu Âu gần đây chỉ trích gay gắt nhau, nhưng Trung Quốc và Châu Âu khó có thể hình thành bất kỳ một loại liên linh nào để cùng chiến đấu chống lại Mỹ.

Thứ nhất, Trung Quốc và Châu Âu không thể tìm được bất kỳ mục tiêu chung nào và họ cũng không thể đạt được bất kỳ lập trường chung nào để cùng đàm phán với Mỹ.

Thứ hai, các lãnh đạo Châu Âu hoàn toàn hiểu rằng dù họ có thích hay không thích ông Trump, thì vị tỷ phú địa ốc này vẫn có thể là tổng thống Mỹ trong ít nhất 7 năm nữa. Xét về các giá trị, hệ thống xã hội, an ninh, kinh tế và nhiều vấn đề khác, Châu Âu và Mỹ có nền tảng chung lâu dài và rất vững chắc.

Châu Âu không có lợi ích gì trong việc giúp ĐCSTQ thách thức phương Tây với các giá trị và hệ thống xã hội hoàn toàn khác nhau. Nếu Châu Âu giúp Trung Quốc, sau đó chính họ sẽ không chỉ gặp ác mộng cho 6 hoặc 7 năm tới, mà sẽ còn là thảm họa cho cả thế kỷ.

Trong khi đó, báo chí Trung Quốc đã gắng sức tuyên truyền về sức mạnh của Trung Quốc và cảnh báo Mỹ nên rút lại cuộc chiến thương mại.

Hôm 22/7, tờ Nhân dân Nhật báo – cơ quan của nhà nước Trung Quốc, đăng bài xã luận với tiêu đề “Mỹ nên rút lại cuộc chiến thương mại sai lầm của mình”. Bài báo này đã sử dụng cách thức tuyên truyền đặc trưng của ĐCSTQ nhằm tấn công vào thuế quan mà Mỹ đang áp lên hàng hóa Trung Quốc và hứa hẹn sẽ “đáp trả cứng rắn và đối đầu trực tiếp” để khiến Mỹ gặp tổn thất và phải nhận ra rằng chiến tranh thương mại là thảm họa không chỉ cho các nước khác, cho thế giới, mà cũng là thảm họa cho chính bản thân nước Mỹ.

Tuy nhiên, bài xã luận nêu trên của Nhân dân Nhật báo không đưa ra chi tiết cách thức mà phía ĐCSTQ sẽ và có thể đáp trả Mỹ.

Bất kể ai có thể thắng được ai trong trò chơi “ve vãn và gây ảnh hưởng” này, có vẻ như các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nga sẽ vẫn tiếp tục. Hôm 21/7, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phát đi thông cáo báo chí nói rằng Ngoại trưởng Mike Pompeo đã nói chuyện với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và thảo luận về “một loạt các vấn đề rộng lớn”.

Yên Sơn (Theo The Epoch Times)

Xem thêm:

Yên Sơn

Tôi yêu thích và quan tâm tình hình chính sự và thông tin thời cuộc thế giới, bình luận và phân tích về chính trị Mỹ, Trung và thế giới nói chung. Hiện tại tôi đang đóng góp cho chuyên mục Thế giới của báo trithucvn.org.

Published by
Yên Sơn

Recent Posts

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

10 phút ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

33 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

1 giờ ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

2 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

2 giờ ago