Do kho vũ khí và đạn dược cạn kiệt, hôm Thứ Sáu Reuters đưa tin, 7 thành viên của EU phải đặt mua từ nước khác để có thể duy trì dòng vũ khí và đạn dược cho chính quyền Kiev. Đây là sự thay đổi chiến lược có tính bước ngoặt trong chiến tranh Ukraine, tờ báo miêu tả. Sau “Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng” lần đầu tổ chức ở Ukraine với 252 hãng sản xuất vũ khí, cùng với chủ trương chuyển hướng biến Ukraine trở thành trung tâm sản xuất vũ khí, Tổng thống Zelensky tuyên bố “Đất nước chúng ta sẽ trở thành một trong những nhà sản xuất vũ khí và hệ thống phòng thủ quan trọng trên toàn cầu.”
Chiến tranh Nga-Ukraine cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu ngừng bắn và đàm phán hòa bình. Nhưng các nước EU sắp cạn kiệt vũ khí và đạn dược. Điều ấy dẫn tới những quan ngại về làm thế nào để kéo dài chiến tranh ở Ukraine.
Theo phân tích của Vision Times, một tờ báo độc lập tại Mỹ, khi mà trực tiếp đưa vũ khí và đạn dược cho Kiev đã không thể kéo dài, thì các nước EU tiến hành mua sắm vũ khí và đạn dược để cung cấp cho Kiev, đồng thời tìm cách hợp tác với các nhà buôn vũ khí của Đức và Pháp để sản xuất vũ khí cho ngành công nghiệp quân sự Ukraine.
Reuters đưa tin, Liên minh Châu Âu EU tuyên bố rằng 7 thành viên đã đặt mua vũ khí và đạn dược, theo kế hoạch mua sắm mang tính bước ngoặt của EU. Kế hoạch này sẽ không chỉ cung cấp cho Ukraine những quả đạn pháo rất cần thiết mà còn bổ sung kho vũ khí và đạn dược đã cạn kiệt của chính các thành viên này.
Các đơn đặt hàng được thực hiện theo hợp đồng do Cơ quan Phòng vệ Châu Âu (EDA) đàm phán và bao gồm đạn pháo 155 li, một trong những loại đạn được quân đội Ukraine tiêu thụ nhiều nhất trong chiến tranh Ukraine. Các đơn đặt hàng này là một phần trong kế hoạch mua sắm trị giá ít nhất 2 tỷ euro.
Việc mua sắm vũ khí và đạn dược này là một phần của kế hoạch mua sắm của EU đã được triển khai từ hồi tháng 3, với mục tiêu cung cấp cho Ukraine 1 triệu quả đạn pháo và tên lửa trong vòng một năm.
Cho đến nay, việc mua sắm quốc phòng của EU chủ yếu do chính phủ của 27 quốc gia thành viên chịu trách nhiệm.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, EDA cho hay: “7 quốc gia thành viên đã đặt hàng đạn 155 li thông qua quy trình đẩy nhanh của EDA. Nhiều đơn đặt hàng hơn, bao gồm các lệnh bổ sung kho vũ khí và đạn dược quốc gia, có thể đến trong những tuần tới và tháng tới.”
Theo EDA, đơn đặt hàng vũ khí và đạn dược của EU bao gồm cả đạn pháo hoàn chỉnh và các bộ phận như ngòi nổ, đầu đạn, đạn và mồi.
EDA từ chối nêu tên các quốc gia cụ thể hoặc quy mô của đơn đặt hàng, cho hay hầu hết thông tin đều được giữ bí mật.
Trả lời câu hỏi của Reuters, Litva và Luxembourg xác nhận họ nằm trong số 7 quốc gia này.
Trong số đó, Bộ Quốc phòng Luxembourg cho biết họ đã phân bổ 2 triệu euro (khoảng 2,1 triệu USD) để mua vũ khí và đạn dược.
Theo website chính thức của NATO, ngày 29/9, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã có bài phát biểu tại Kiev và nói: “Nhưng mà, chỉ có lòng dũng cảm thì không thể ngăn chặn được máy bay không người lái, và chỉ có chủ nghĩa anh hùng thì không thể đánh chặn được tên lửa. Ukraine cần vũ khí chất lượng cao, số lượng lớn, khả năng nhanh chóng, cho nên không có ngành công nghiệp [vũ khí] thì không có quốc phòng.”
Theo Politico, một website chuyên về phân tích chính trị, khi kho vũ khí và đạn dược ở các nước phương Tây sắp cạn kiệt, chính phủ nhiều nước đang khuyến khích các nhà buôn vũ khí thiết lập mối quan hệ hợp tác với ngành công nghiệp quân sự Ukraine. Các nhà buôn vũ khí của Pháp và Đức đang thiết lập các điểm dịch vụ sửa chữa vũ khí ở Ukraine, bước đầu tiên hướng tới sản xuất vũ khí tại địa phương.
Vào ngày 30/9, Kiev, thủ đô của Ukraine, đã tổ chức Diễn đàn Công nghiệp Quốc phòng, một cuộc triển lãm vũ khí với sự tham dự của 165 đại lý vũ khí từ 26 quốc gia. Tại sự kiện này, quan chức Chính phủ Ukraine đã gặp trực tiếp các nhà buôn vũ khí để ký hợp đồng vũ khí mà không thông qua chính phủ phương Tây và thảo luận về khả năng hợp tác sản xuất vũ khí, đạn dược.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho hay chính quyền Kiev nhằm mục đích “thúc đẩy hợp tác và sản xuất chung nhằm tăng cường quan hệ giữa Ukraine và các đối tác”.
Ukraine tổ chức triển lãm vũ khí này vào thời điểm kho vũ khí, đạn dược của các nước phương Tây ở Châu Âu và Mỹ đã cạn kiệt, viện trợ quân sự cho Ukraine đã đạt đến giới hạn.
Trong vài tháng qua, chính quyền ở Kiev đang tìm cách phát triển ngành công nghiệp quân sự của riêng mình, Một phần là để đối phó khả năng tái đắc cử của Cựu tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024. Trước đó, ông Trump, người được xem là vị tổng thống hòa bình chưa từng chủ động gây chiến trong nhiệm kỳ của mình, từng ám chỉ rằng ông sẽ không cung cấp nhiều viện trợ quân sự cho Ukraine một khi ông trở lại Nhà Trắng.
Tuần này, Văn phòng Cartel Liên bang Đức đã công bố phê duyệt kế hoạch liên doanh giữa nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall AG và công ty nhà nước Ukraine Ukraine Defense Industry.
Cơ quan cạnh tranh của Đức trong tuần này đã quyết định phê duyệt liên doanh của Rheinmetall với Công ty Quốc phòng Ukraine – công ty sẽ có trụ sở chính tại Kiev và hoạt động độc quyền tại Ukraine – mở đường cho mối quan hệ đối tác nhằm bảo trì và sửa chữa các phương tiện quân sự trên đường. Nó cũng sẽ bao gồm “việc lắp ráp, sản xuất và phát triển các phương tiện quân sự”.
Hai bên cũng hy vọng cuối cùng sẽ cùng phát triển các hệ thống quân sự “bao gồm cả việc xuất khẩu từ Ukraine trong tương lai”.
Giám đốc điều hành Rheinmetall Armin Papperger cho biết ông hy vọng sẽ sản xuất xe tăng Panther thế hệ tiếp theo của công ty tại Ukraine, với sản lượng hàng năm lên tới 400 xe. Mặc dù vẫn chỉ là nguyên mẫu nhưng chiếc xe tăng mới này sẽ là sự kế thừa cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2 của công ty.
Cùng lúc đó, khoảng 20 đại lý vũ khí của Pháp, trong đó có Thales, công ty sản xuất hệ thống tên lửa MBDA, nhà sản xuất pháo tự hành Caesar Nexter, và công ty xe quân sự Arquus, đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Sebastien Lecornu khi tới Kiev để thúc đẩy hợp tác giữa Ukraine với các nước.
Trong tuần qua, các quan chức Chính phủ Pháp bắt đầu nhấn mạnh một thông điệp mới: Pháp không thể tiếp tục cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraine nữa, thay vào đó sẽ giới thiệu các đại lý vũ khí của Pháp cho Chính phủ Ukraine và thiết lập quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp công nghiệp quân sự Ukraine.
Theo báo cáo của Chính phủ Pháp, chính quyền Paris đã cung cấp vũ khí và đạn dược miễn phí trị giá 640,5 triệu euro cho Ukraine vào năm 2022, bao gồm 704 bệ phóng tên lửa và bệ phóng tên lửa chống tăng di động, 562 súng máy 12,7 mm và 118 tên lửa và bệ phóng tên lửa., cũng như 60 xe chiến đấu bọc thép, v.v.
Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Pháp, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Le Cornou cho hay: “Chúng tôi không thể tiếp tục nhận được các nguồn lực quân sự cũng như vũ khí và trang thiết bị không giới hạn từ các lực lượng vũ trang của mình, nếu không điều đó sẽ làm tổn hại đến khả năng phòng thủ của chúng tôi và trình độ huấn luyện của quân đội chúng tôi”.
Tại Kiev, các đại lý vũ khí của Pháp đã ký thỏa thuận với Ukraine về pháo binh, xe bọc thép, máy bay không người lái và thiết bị rà phá bom mìn.
Theo Le Figaro, ngày 28/9, công ty Arquus của Pháp đã ký ý định thư với Ukraine nhằm đảm bảo bảo trì mặt đất cho các xe bọc thép chở quân và có thể thành lập nhà máy ở Ukraine để sản xuất trong tương lai.
Giám đốc điều hành Nexter Nicolas Chamussy cho biết công ty đang tìm kiếm đối tác địa phương ở Ukraine để thành lập liên doanh sửa chữa.
Ngoài ra, startup Vistory của Pháp sẽ thành lập hai nhà máy in 3D để sản xuất các bộ phận.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…