Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm thứ Ba (23/1) nói với các phóng viên trong buổi họp báo tại Brussels rằng khối liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương do Mỹ lãnh đạo không nhìn thấy mối đe dọa từ Nga đối với bất kỳ thành viên nào. Tuyên bố của ông Stoltenberg đến vào thời điểm khi nhiều quốc gia NATO, trong đó có Đức và các quốc gia vùng Baltic, đã đang dấy lên quan ngại về một cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga trong tương lai.
Trả lời những câu hỏi của báo giới sau khi ký duyệt các khoản đấu tư lớn mới vào sản xuất đạn pháo, ông Stoltenberg tuyên bố rằng: “Chúng tôi không thấy bất kỳ mối đe dọa trực tiếp hoặc sắp xảy ra chống lại bất kỳ thành viên NATO nào”.
Đồng thời, ông Stoltenberg cũng nhấn mạnh rằng tuy thế “NATO vẫn giám sát chặt chẽ những gì Nga làm” và đã đang tăng cường “cảnh giác và sự hiện diện tại sườn phía đông của liên minh” để ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công nào nhắm vào các quốc gia thành viên.
Trong khi đó, các hãng tin của Đức trong vài tuần gần đây đã liên tục đưa tin rằng Berlin đang chuẩn bị cho kịch bản Nga phát động “tấn công mở” vào NATO ngay từ mùa hè năm 2025 sau khi Moscow đảm bảo chắc chắn có được thắng lợi lớn tại Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm thứ Hai (22/1) cũng đã cảnh báo rằng Berlin nên sẵn sàng đáp trả một cuộc tấn công tiềm tàng từ Nga ngay cả khi cho đến nay chưa có mối đe dọa thực sự.
“Răn đe là biện pháp hiệu quả duy nhất của việc tạo vị thế tự chủ chống lại kẻ xâm lược từ bên ngoài”, ông Boris Pistorius nói với hãng tin ZDF. Ông kêu gọi Đức và các quốc gia thành viên NATO hãy cam kết củng cố khả năng quân sự.
Những quan ngại tương tự cũng được dấy lên bởi các thành viên NATO khác, chẳng hạn như Estonia, quốc gia vùng Baltic. Thủ tướng Estonia Kaja Kallas tuần trước nói rằng NATO có từ 3 đến 5 năm để chuẩn bị cho một cuộc đụng độ trực tiếp tiềm tàng với Nga.
Moscow đã bác bỏ bất kỳ tuyên bố nào cho rằng họ có ý định tấn công bất kỳ quốc gia thành viên NATO nào, gọi đó là những cáo buộc “hoàn toàn vô lý”. Tổng thống Nga Vladimir Putin lập luận rằng Nga “không có lợi ích địa chính trị, kinh tế… hay quân sự” khi tấn công vào thành viên NATO.
Điện Kremlin trong nhiều thập kỷ qua đã lên tiếng quan ngại rằng chính Mỹ và sự mở rộng liên tục về phía đông của NATO đã đặt ra mối đe dọa sống còn đối với Nga. Moscow đã viện dẫn sự mở rộng NATO điều mà họ tin là đe dọa tới an ninh quốc gia Nga, cũng như việc khối này từ chối loại trừ kết nạp Ukraine trong tương lai, là một số vài trong số các lý do quan trọng cho việc phát động “hoạt động quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…