TQ tiếp tục nhượng bộ Mỹ, đưa ra dự luật cấm cưỡng chế chuyển giao công nghệ

Trung Quốc dường như tiếp tục nhượng bộ Hoa Kỳ trong nỗ lực hạ nhiệt cuộc chiến tranh thương mại. Hôm 27/12 Bắc Kinh công bố dự thảo luật cấm cưỡng bức doanh nghiệp nước ngoài phải chuyển giao công nghệ. Đây là một trong những đòi hỏi chủ yếu mà Hoa Kỳ buộc Bắc Kinh phải đáp ứng.

(Ảnh qua: Kyodonews)

“Các cơ quan chính quyền và nhân viên chính quyền không được phép sử dụng các biện pháp hành chính để cưỡng bức chuyển giao công nghệ”, văn bản của dự thảo luật ghi, theo Reuters.

Toàn bộ dự luật gồm 39 điều khoản đã được Ủy Ban Thường Vụ Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc, tức cơ quan cao cấp nhất của Quốc Hội Trung Quốc, công bố.

Trung Quốc sẽ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của những nhà đầu tư nước ngoài, khuyến khích chuyển giao công nghệ tự nguyện nhưng cấm cưỡng ép chuyển giao sử dụng các biện pháp hành chính”, Bộ trưởng Tư pháp Phó Chánh Hoa nói với các đại biểu quốc hội, theo tờ Nhân Dân Nhật Báo.

Trung Quốc đang dưới áp lực phải thực hiện các đòi hỏi của Hoa Kỳ trong thời gian đình chiến thương mại 90 ngày. Nếu không, sau khi kết thúc thời hạn, Mỹ sẽ tiếp tục áp đặt các khoản thuế như đã định. Bảo vệ quyền trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ, chấm dứt cưỡng ép chuyển giao công nghệ và ăn cắp công nghệ là yêu cầu trọng tâm của phía Mỹ để giảm căng thẳng thương mại. Trước đó, Trung Quốc cũng đã nhượng bộ bằng cách giảm thuế nhập khẩu xe ô-tô Mỹ và nối lại việc mua đậu nành của Mỹ. Quan chức 2 bên cũng có kế hoạch sẽ tổ chức đàm phán trực tiếp vào tháng 1/2019.

Ngoài ra dự luật mới của Bắc Kinh cũng đề nghị lập một cơ chế danh sách các ngành cần bảo vệ đối với đầu tư nước ngoài, nghĩa là việc đầu tư từ nước ngoài vào bất cứ ngành nào không có trong danh sách sẽ được đối xử như đầu tư trong nước. Bất cứ chính sách hỗ trợ nào cho các công ty nội địa cũng được áp dụng cho công ty quốc tế.

Reuters nhận định dự luật mới tuy ngắn hơn nhưng có lập trường cứng rắn hơn rất nhiều về vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ so với một tuyên bố tương tự hồi năm 2015.

Dự luật sẽ được đưa ra lấy ý kiến công luận từ nay đến 24/2. Theo một số đại biểu Quốc Hội Trung Quốc, được Tân Hoa Xã trích dẫn, dự luật có thể được đưa ra bỏ phiếu “sớm nhất có thể”.

Mặc dù từ trước tới nay, Trung Quốc luôn phủ nhận sự tồn tài của hoạt động cưỡng ép doanh nghiệp nước ngoài chuyển giao công nghệ, dự luật mới nhất cho thấy chính quyền Trung Quốc sẵn sàng mạnh tay hơn để chiều lòng Mỹ. Một khi được thông qua, luật này sẽ thay thế ba luật đã có, điều chỉnh lĩnh vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ về dụng ý thật sự của Bắc Kinh, cũng như tác dụng ngoài thực địa của các luật này, do Trung Quốc không có nền pháp trị thượng tôn pháp luật. Theo nhận định của Dan Harris, phó giám đốc văn phòng luật Harris Bricken, ở Seattle, Hoa Kỳ, luật pháp Trung Quốc chỉ là trên giấy tờ, thực tế có thể hoàn toàn khác. Trung Quốc đã hứa hẹn sẽ mở cửa từ 10 năm trước, nhưng cách đây 5 năm đã chấm dứt quá trình mở cửa này, ông Bricken nói.

Đức Trí

Xem thêm:

Đức Trí

Published by
Đức Trí

Recent Posts

Mỹ cân nhắc thay đổi chiến lược răn đe hạt nhân

Mỹ sẽ xem xét việc điều chỉnh chiến lược răn đe hạt nhân của nước…

4 giờ ago

Đồng minh của ông Trump: Ukraine có thể giúp nước Mỹ giàu có

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham cho biết Ukraine có khoáng sản đất hiếm trị giá…

4 giờ ago

Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc bảo vệ di sản văn hóa các dân tộc thiểu số

Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được thành lập để tiếp nhận nguồn viện…

12 giờ ago

Kinh tế tuần 18-22.11: Vàng tăng phi mã, tỷ giá kịch trần

Chứng khoán có dấu hiệu hồi phục nhưng thanh khoản vẫn duy trì ở mức…

13 giờ ago

Trung Quốc tăng gấp ba lần lượng uranium nhập khẩu từ Nga

Bắc Kinh đang chuẩn bị trở thành nước nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân uranium…

14 giờ ago

Luật sư nhân quyền TQ kể chuyện bị tra tấn bức hại vì ủng hộ Pháp Luân Công

Vì đại diện và biện hộ cho nhiều người tập Pháp Luân Công, ông Vương…

14 giờ ago