Thế Giới

TQ xây cầu ở Panama, làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhập cư ở Mỹ?

Tờ Daily Mail đưa tin Panama có kế hoạch xây dựng một cây cầu đủ lớn để chứa một đoàn xe tăng tại nơi được coi là một trong những điểm vượt biên nguy hiểm nhất thế giới của người di cư. Tin tức về việc xây dựng cây cầu đặt ra một câu hỏi khó hiểu…

Một cây cầu đủ lớn để chứa một đoàn xe tăng sắp được xây dựng ở Panama, một trong những cửa khẩu di cư nguy hiểm nhất thế giới. (Ảnh: Video chụp màn hình)

Cây cầu đang được xây dựng ở thị trấn Yaviza, trên sông Chucunaque, phân chia Trung và Nam Mỹ, một trong những điểm cực nam ở Bắc Mỹ có thể đến được bằng đường bộ.

Hiện tại, đường cao tốc xuyên Mỹ chạy qua Trung Mỹ đến Nam Mỹ kết thúc tại Yaviza, bên rìa hẻm núi Darien Gap dài 100 dặm. Darien Gap là một phần của khu rừng rậm giữa Panama và Colombia với đầy rẫy những cuộc vượt sông nguy hiểm, động vật hoang dã, cũng như các vụ tống tiền, bắt cóc và các băng nhóm tội phạm bạo lực.

Hàng triệu người di cư dũng cảm vượt qua Darien Gap mỗi năm, nhưng hầu hết đều bị buộc phải đi bộ và đối mặt với nguy hiểm. Việc xây dựng cây cầu mới bắc qua sông Chucunaque có thể thay đổi điều này, cho phép đường cao tốc được mở rộng xa hơn về phía nam.

Điều này rõ ràng sẽ giúp việc vượt biển trở nên an toàn hơn đối với hàng triệu người di cư đến từ Nam Mỹ và cuối cùng đặt chân đến Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, tin tức về việc xây dựng cây cầu đặt ra một câu hỏi khó hiểu: Ai đang tài trợ cho việc xây dựng cây cầu này và họ sẽ nhận được lợi ích gì?

Theo báo cáo, nhà văn và nhiếp ảnh gia người Mỹ Michael Yon cho biết, Trung Quốc có thể là một trong những nhà tài trợ.

Theo dữ liệu công bố vào tháng Hai, dưới thời chính quyền của Joe Biden, hơn 7 triệu người di cư đã vượt qua biên giới phía nam Hoa Kỳ.

Nhập cư là một chủ đề gây chia rẽ ở Hoa Kỳ. Một nước Mỹ bị chia rẽ có thể có lợi cho Bắc Kinh, vì Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh kinh tế và toàn cầu chính của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, bản thân việc di cư của người Trung Quốc có thể là một lý do khác. Trong khi hầu hết người nhập cư Nam Mỹ hướng về phía bắc đều đến từ các quốc gia như Haiti và Venezuela, số lượng người nhập cư từ Trung Quốc cũng tăng lên trong những năm gần đây.

Theo báo cáo, chính quyền Panama ước tính sẽ có 15.000 người nhập cư Trung Quốc vào năm 2023, gần gấp 8 lần so với cùng kỳ năm 2022 và hơn 40 lần vào năm 2021.

Ngoài ra, có thông tin cho rằng từ tháng 1- 9/2023, các quan chức biên giới Hoa Kỳ đã bắt giữ hơn 22.000 công dân Trung Quốc đang cố gắng nhập cảnh từ Mexico.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng Chính phủ Trung Quốc cung cấp vốn cho các dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu thông qua dự án ​​“Một vành đai, Một con đường”. Panama là một thành viên của dự án ​​này và Colombia được cho là đang xem xét tham gia.

Báo cáo cũng cho biết, kế hoạch ban đầu về cây cầu và con đường mới là nhằm kết nối các thôn làng trong khu vực.

Kỹ sư trưởng của cây cầu, cho biết khu vực này chủ yếu được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi và trồng trọt. Thông qua dự án này, họ sẽ có sự liên kết dễ dàng hơn và có thể dẫn đến những phát triển quan trọng.

Bất chấp những mối nguy hiểm rình rập, hẻm núi Darien Gap đã trở thành con đường quan trọng cho những người di cư ôm hy vọng đến được Hoa Kỳ. Theo báo cáo, năm 2023 lập kỷ lục với 520.000 người băng qua rừng rậm.

Ngoài ra, thông qua dự án Vành đai và Con đường, Chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy việc xây dựng một xa lộ xuyên qua Darién Gap.

Ông Michael Yon nói với Epoch Times rằng Trung Quốc sẽ được hưởng lợi thông qua một tuyến đường thương mại thay thế quanh , một con kênh rất cần thiết cho thương mại toàn cầu. Nhưng đối với Hoa Kỳ, tuyến đường này có thể mở ra những cánh cửa xả lũ (floodgate) cho những người di cư từ Nam Mỹ tràn vào.

Các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ ngày càng cảnh giác với những tác động quân sự gắn liền với các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đang được xây dựng ở sân sau của Mỹ như một phần của dự án Vành đai và Con đường, đặc biệt là xung quanh Kênh đào Panama.

Một xa lộ xuyên qua Darién Gap sẽ làm giảm tầm quan trọng của Kênh đào Panama mà Hoa Kỳ vẫn bảo vệ theo một hiệp ước trung lập. Kênh đào này được trả lại cho Panama vào năm 1999 theo một hiệp ước vào những năm 1970 với sự trung gian của Tổng thống Jimmy Carter.

Darién Gap trên đất liền cũng tương tự như Kênh đào Panama trên biển như một vị trí án ngữ, vốn có giá trị quân sự và kinh tế.

Bình Minh (t/h)

Bình Minh

Published by
Bình Minh

Recent Posts

Hungary sẽ triển khai hệ thống phòng không gần biên giới của Ukraine

Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…

11 phút ago

Quân đội Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân nếu cần

Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…

18 phút ago

Nga bắn tên lửa tầm trung, không phải ICBM — Tổng thống Putin

Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…

2 giờ ago

Một ứng viên xin rút công nhận chức danh phó giáo sư năm 2024

HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…

8 giờ ago

Ông Vương Đình Huệ bị kỷ luật cảnh cáo

Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…

9 giờ ago

Ông Musk và ông Ramaswamy viết bài xã luận trên WSJ vạch ra tầm nhìn về DOGE

Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…

9 giờ ago