Vòng đàm phán thương mại Mỹ – Trung mới nhất đã kết thúc hôm 5/4, trong cùng ngày, Tổng thống Trump cho biết, tất cả các công tác bao gồm cả văn bản liên quan đến cam kết thương mại sẽ hoàn thành nhanh nhất trong 6 tuần. Dù kết quả thế nào, trong cuộc chiến tranh thương mại này, Tổng thống Trump đã có được thắng lợi to lớn, các công ty thuộc nhiều ngành nghề trên thế giới đang cân nhắc lại chuỗi cung ứng mới, giảm thiểu dựa vào Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hội kiến Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lưu Hạc hôm 4/4 tại Washington (Ảnh: Getty Images)
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cùng Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc tiến hành cuộc đàm phán thương mại mặt đối mặt trong thời gian từ ngày 3 – 5/4 tại Washington. Chiều ngày 5/4, người phát ngôn của Nhà Trắng Sarah Sanders đã phát biểu tuyên bố nói rằng, nhiều vấn đề quan trọng đã có được tiến triển, nhưng vẫn cần tiến hành công việc quan trọng.
Quan chức Nhà Trắng cho biết, sang tuần tới (tuần từ 8/4) hai bên sẽ hội đàm bằng phương thức truyền hình hội nghị. Trong cuộc gặp với ông Lưu Hạc tại Nhà Trắng hôm 4/4, Tổng thống Trump cho biết, cần phải đạt được cam kết trước, sau đó mới bố trí cho Hội nghị Trump – Tập, đồng thời ông cũng nói rằng nhanh nhất trong 6 tuần sẽ biết được liệu có đạt được thỏa thuận hay không, và bước tiếp theo vẫn cần thời gian 2 tuần để viết những nội dung đàm phán được hai bên hoàn thành vào trong bản cam kết cuối cùng.
Thời báo New York Times đưa tin hôm 5/4, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung kéo dài gần 1 năm mặc dù chưa kết thúc, nhưng Tổng thống Trump đã giành được thắng lợi to lớn, nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau đang bố trí lại mới chuỗi cung ứng của mình, sẽ chuyển chuỗi sản xuất tại Trung Quốc đến các nước khác.
Giám đốc điều hành của nhiều công ty cho biết, chiến tranh thương mại đã thúc đẩy các công ty xuyên quốc gia, bao gồm cả doanh nghiệp Trung Quốc, phải đánh giá lại sách lược vận hành kinh doanh tại Trung Quốc của mình.
Dây chuyền sản xuất của công ty thoát khỏi mối liên hệ với Trung Quốc là phù hợp với sự mong đợi của bộ phận quan chức trong chính phủ của ông Trump. Bởi vì họ lo lắng về sự dựa dẫm quá lớn vào chuỗi cung ứng Trung Quốc, có thể sẽ khiến chiến lược của Mỹ đối phó với dã tâm bành trướng toàn cầu của Trung Quốc bị hạn chế, trong khi đó thoát khỏi trung Quốc sẽ là phương pháp hữu hiệu để đối phó với Bắc Kinh.
Bài viết trên New York Times lấy ví dụ, nhà sản xuất máy ảnh GoPro và nhà sản xuất cảm biến và thiết bị điều khiển Universal Electronics sẽ chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc đến Mexico; nhà sản xuất đồ chơi Hasbro sẽ chuyển nhà máy từ Trung Quốc đến Mỹ, Mexico, Việt Nam và Ấn Độ.
Công ty thiết bị máy tính Aten International sẽ chuyển dây chuyền sản xuất về Đài Loan, Công ty Danfoss cũng sẽ chuyển dây chuyển gia nhiệt và thủy lực tới Mỹ.
Cuối năm ngoái, Ngân hàng UBS đã thực hiện một cuộc khảo sát rộng rãi đối với các nhà sản xuất định hướng xuất khẩu tại Trung Quốc, kết quả thấy rằng, năm 2018, ít nhất 1/3 công ty sẽ chuyển một phần nhà máy tại Trung Quốc đến các nước khác, ngoài ra có 1/3 doanh nghiệp dự tính sẽ làm tương tự trong năm 2019. UBS phát hiện, tỉ lệ các công ty chuyển khỏi Trung Quốc chiếm khoảng 30% xuất khẩu của Trung Quốc.
Hồi tháng 1/2019, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, ông Bill Winters – Giám đốc điều hành của Ngân hàng Standard Chartered cho biết, đa số công ty đang mong muốn giảm thiểu dựa vào khu vực đặc biệt, điều này có nghĩa là họ đang tìm kiếm khu vực thay thế Trung Quốc.
“Các doanh nghiệp bao gồm cả doanh nghiệp Trung Quốc lo lắng xuất khẩu từ Trung Quốc sẽ phải đối mặt với thuế quan, và họ đang tìm nước thay thế để chuyển thiết bị sản xuất khỏi Trung Quốc”, ông Bill Winters nói.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Indonesia Airlangga Hartarto trả lời phỏng vấn của New York Times cho biết, đối với các công ty triển khai kinh doanh sản xuất tại Trung Quốc mà nói, “xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ dẫn đến những bất ổn mới.”
Giám đốc điều hành của Danfoss là ông Kim Fausing cũng cho biết, chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng, nhất là chi phí nhân công. Một năm trước, Danfoss đã mua lại một công ty về hệ thống cung cấp nhiệt của Mỹ, sau đó phát hiện công ty này trước đó đã chuyển một số dây chuyền sản xuất đến Trung Quốc.
Ông Kim Fausing nói: “Việc đầu tiên sau khi chúng tôi mua lại công ty này, chính là chuyển tất cả các dây chuyền sản xuất về Mỹ, bởi vì chúng tôi đã có hơn 10 nhà máy tại Mỹ.”
Tháng 7 năm ngoái, Mỹ đã áp vòng thuế quan đầu tiên lên hàng hóa Trung Quốc với mức 25%, trong đó có cả các linh kiện thủy lực của Danfoss sản xuất tại vùng Đông Bắc Trung Quốc. Danfoss đã chuyển dây chuyền sản xuất linh kiện này về Mỹ.
“Hiện tại chi phí sản xuất tại Mỹ và tại Trung Quốc về cơ bản chênh lệch không lớn”, ông Kim Fausing cho hay, “do đó hiện giờ phải có lý do rất chính đáng thì chúng tôi mới duy trì sản xuất tại Trung Quốc rồi xuất khẩu về Mỹ.”
Huệ Anh
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…