Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu (16/3) đã ký thông qua Đạo luật Di trú Đài Loan cho phép quan chức Hoa Kỳ thăm đối tác một cách chính thức. Động thái này chắc chắn khiến Trung Quốc tức giận, bởi Bắc Kinh trước nay luôn coi Đài Loan là một tỉnh ngoài khơi xa của mình.
Đài Loan không có quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ kể từ năm 1979
Đạo luật di trú Đài Loan do Dân biểu Cộng hòa Steve Chabot giới thiệu vào năm 2017 và Hạ viện Mỹ đồng thuận thông qua vào tháng Một. Sau đó, Thượng viện cũng nhất trí thông qua đạo luật này vào ngày 28/2.
Nhà Trắng cho biết Đạo luật Di trú Đài Loan, không mang tính ràng buộc, sẽ chính thức có hiệu lực vào sáng thứ Bảy 17/3 (giờ Mỹ), ngay cả trường hợp ông Trump không ký thông qua.
Các nhà phân tích quốc tế có đánh giá khác nhau về ý nghĩa của Đạo luật di trú Đài Loan. Một số cho rằng luật này chỉ mang tính biểu tượng, trong khi số khác nhận định nó có thể nâng cấp tính chất mối quan hệ Mỹ – Đài Loan.
Trên bề mặt, Đạo luật Di trú Đài Loan quy định rằng Hoa Kỳ nên cho phép “các quan chức ở tất cả các cấp” của chính quyền Hoa Kỳ, bao gồm các quan chức nội các và sĩ quan quân đội cấp cao, di trú tới Đài Loan và gặp mặt những người đồng cấp của Đài Bắc. Đạo luật này cũng cho phép các quan chức cấp cao Đài Loan thăm Mỹ và tham gia với các quan chức Mỹ, nhưng luật không nêu rõ sẽ cho phép các quan chức Đài Loan ở cấp độ nào được thực hiện việc này.
Trong ngày thứ Sáu (16/3), phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã nhắc lại rằng Bắc Kinh phản đối Đạo luật Di trú Đài Loan và kêu gọi Mỹ phải tuân thủ chính sách “một Trung Quốc” và chấm dứt trao đổi công vụ chính thức với Đài Loan.
Trước đó, vào đầu tháng Ba, một phát ngôn viên khác của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh đã nói rằng: “[Nó] vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một Trung Quốc và các quy định của ba thông cáo chung giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ”.
Cùng ngày, một phát ngôn viên của Văn phòng Vấn đề Đài Loan của chế độ Trung Quốc đã phát đi tuyên bố đe dọa Đài Loan: “Chúng tôi nghiêm khắc cảnh báo Đài Loan không dựa vào nước ngoài để nâng mình lên, hoặc họ sẽ tự nhận lấy hậu quả”.
Hiện nay, Hoa Kỳ không có quan hệ cấp nhà nước chính thức với Đài Loan, nhưng Washington vẫn giúp Đài Bắc tự vệ và là nguồn cung vũ khí chủ yếu cho hòn đảo này.
Bản thân Tổng thống Donald Trump trước nay vẫn dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho Đài Loan. Trước khi ông Trump chính thức nhậm chức tổng thống Mỹ, vào ngày 2/12/2017, vị tổng thống tân cử đã chấp nhập một cuộc gọi chúc mừng từ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Đó là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước Mỹ – Đài Loan nói chuyện chính thức với nhau kể từ năm 1979 khi Mỹ chấp nhận chính sách “một Trung Quốc” theo yêu cầu của chế độ Bắc Kinh.
Vào tháng 6/2017, chính quyền Trump đã thông báo về thương vụ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 1,42 tỷ USD, động thái này khiến Trung Quốc khi đó phản ứng rất giận dữ.
Thương vụ vũ khí đó, cũng như các hạn chế thương mại gần đây, cùng với việc ông Trump vừa ký thông qua Đạo luật Di trú Đài Loan, là minh chứng cho thấy chính quyền Trump đang ngày càng thể hiện thái độ cứng rắn hơn với chế độ Bắc Kinh.
Yên Sơn (T/h)
Xem thêm:
Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…
Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…