Sự “hào phóng” trong lời đề nghị xóa nợ của ông Tập chỉ là các khoản vay không lãi suất vào khoảng 10 triệu USD và chiếm chưa đến 5% tổng số cho vay của Trung Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh bất thường Trung Quốc – châu Phi hôm 17/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố chính phủ nước này sẽ xóa khoản nợ không lãi suất tới hạn vào cuối năm 2020 cho những nước châu Phi “có liên quan” trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – châu Phi (FOCAC).
Ông Tập nói động thái này là một phần trong nỗ lực của Bắc Kinh trợ giúp các nước bị tổn thương bởi đại dịch và đang trong tình trạng khó khăn về tài chính.
Bí thư ĐCSTQ cũng nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc sẽ làm việc với các thành viên của nhóm G20 để giúp châu Phi vượt qua khủng hoảng toàn cầu, đồng thời kêu gọi nhóm G20 cân nhắc gia hạn hoãn nợ cho các nước khác trên thế giới bị tổn thất nặng nề. Ông cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn giữa Trung Quốc và châu Phi trong việc ứng phó với đại dịch cũng như đối với việc phát triển kinh tế số, thành phố thông minh, năng lượng sạch và 5G, theo New Talk.
Đồng thời, lãnh đạo Trung Quốc hứa hẹn tiếp tục cung ứng khẩu trang y tế và thiết bị phòng chống dịch bệnh cho châu lục này.
Động thái của ông Tập diễn ra sau khi có những lời kêu gọi từ các tổ chức tài chính quốc tế, như Ngân hàng Thế giới (TWB) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các nước châu Phi.
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã trở thành một trong những chủ nợ lớn nhất của châu Phi, bên cạnh các chủ nợ khác như Ngân hàng Thế giới hay Câu lạc bộ Paris. Tuy nhiên, mặc dù các nước châu Phi thấy việc vay tiền từ Trung Quốc dễ dàng hơn so với Ngân hàng Thế giới, họ cũng phải đối mặt với lãi suất cao hơn và thời gian thanh toán ngắn hơn.
Nhiều nhà phê bình đã cáo buộc Trung Quốc sử dụng bẫy nợ để giúp nước này nắm bắt cơ sở hạ tầng quan trọng về kinh tế ở các nước đang phát triển, như đường sắt hoặc cảng. Một ví dụ đáng chú ý là cảng Lambantota ở Sri Lanka, nơi phải chịu ký hợp đồng thuê 99 năm cho Trung Quốc sau khi quốc gia Nam Á này không trả được nợ.
Một báo cáo của ông Deborah Brautigam, Giám đốc Sáng kiến Nghiên cứu Châu Phi của SAIS tại Đại học Johns Hopkins còn cho thấy đàm phán nợ với Trung Quốc không thực sự dễ dàng, và việc [Trung Quốc] hủy nợ không giải quyết được các cuộc khủng hoảng tài chính ở các nước nghèo tại lục địa này.
Mối quan hệ tài chính giữa các nước châu Phi và Trung Quốc trở nên phức tạp hơn bởi sự tham gia của các ngân hàng Trung Quốc và các công ty cho vay tư nhân. Hơn 30 ngân hàng và thực thể Trung Quốc đã cho các chính phủ châu Phi vay tiền, theo ông Brautigam. Các tổ chức nhà nước và ngân hàng tư nhân Trung Quốc đã cho vay lên tới 143 tỷ USD từ năm 2000 đến 2017.
Vì vậy, sự “hào phóng” trong lời đề nghị xóa nợ của ông Tập chỉ là các khoản vay không lãi suất vào khoảng 10 triệu USD và chiếm chưa đến 5% tổng số cho vay của Trung Quốc.
Xuân Lan (tổng hợp)
Xem thêm:
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…
Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…
Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…
Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…