“Chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc”-Mối đe doạ đến sự phục hưng của châu Phi
- Huệ Anh
- •
Được giải phóng khỏi thống trị chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới trong mấy thế kỷ trước, hiện tại châu Phi có cơ hội trở thành một trung tâm của sức mạnh kinh tế thế giới, khiến châu lục với dân số liên tục tăng trưởng này có được cuộc sống phồn vinh. Tuy nhiên, điều không may là, hiện tại châu Phi đang đối mặt với nguy hiểm mới, chính là “chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc”, sau khi châu Phi chấp nhận đầu tư tinh tế và vay tiền từ Trung Quốc, đã phải đối mặt với rủi ro bị Trung Quốc kiểm soát. Từ năm 1949, khi chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc chấp chính đến nay, trong thời gian dài Trung Quốc vẫn luôn hỗ trợ châu Phi. Dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Trung Quốc hỗ trợ phong trào giải phóng châu Phi, để thúc đẩy chủ nghĩa Mao Trạch Đông, cũng như xoá bỏ sự ảnh hưởng của Liên Xô và Mỹ.
Tổng thống Congo Denis Sassou Nguesso tiếp đón ông Tập Cận Bình trong chuyến công du châu Phi năm 2013. (Ảnh: Getty Images)
Theo Tạp chí Lợi ích Quốc gia (The National Interest) tại Mỹ đưa tin, hiện tại, Trung Quốc không phải là muốn thúc đẩy chủ nghĩa Mao Trạch Đông tại châu Phi, mà là muốn kiểm soát tài nguyên, người và tiềm lực của châu Phi. Từ việc xây dựng đường sắt ở Cộng hòa Kenya và xây dựng đường quốc lộ Ethiopia đến khai thác mỏ khoáng sản ở Cộng hòa Dân chủ Congo, Trung Quốc đã triệt để thay đổi cấu trúc kinh tế châu Phi ở đầu thế kỷ 20. Năm 2000 – 2006, Trung Quốc đã cung cấp khoản vay gần 125 tỉ USD cho châu Phi; năm 2018, tại Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – châu Phi, Trung Quốc cam kết cung cấp khoản vay 60 tỉ USD. Nhìn từ bề mặt, Trung Quốc thông qua việc cung cấp tài chính và viện trợ kỹ thuật cho nhu cầu phát triển của châu Phi, để duy trì mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với châu Phi. Thương mại giữa Trung Quốc và châu Phi năm 2000 đạt 10 tỉ USD, đến năm 2017, con số này đã tăng lên đến 190 tỉ USD. Theo thống kê, 12% sản lượng sản xuất công nghiệp của châu Phi, mỗi năm có khoảng 500 tỉ USD là do công ty Trung Quốc hoàn thành.
Các hoạt động của Trung Quốc tại lục địa châu Phi chưa hề được phương Tây hưởng ứng và coi trọng. Đầu tiên, Trung Quốc là nguồn đầu tư tư bản quan trọng, có năng lực khổng lồ trong việc tạo dựng cơ sở hạ tầng, hai điều này đều là thứ mà nhiều nước châu Phi đang cần. Tiếp theo là, hành vi của Trung Quốc tại châu Phi khiến cho nhiều nước trên thế giới hiểu được việc Trung Quốc sẽ đối đãi với các nước khác như thế nào, đặc biệt là các nước Nam Bán cầu. Thứ ba, những việc mà Trung Quốc làm tại châu Phi không phù hợp với các khu vực khác trên thế giới. Hoạt động và hành vi của Trung Quốc tại châu Phi chỉ có thể được miêu tả là chủ nghĩa thực dân, là sự bóc lột người dân và môi trường của châu Phi.
Hành vi cướp bóc của Trung Quốc đối với châu Phi đã có từ hàng mấy thập kỷ. Năm 2007, Guy Lindsay Scott – cựu Bộ trưởng Nông nghiệp của chính phủ Cộng hòa Zambia chia sẻ với tờ The Guardian rằng: “Trước đây chúng tôi từng có người xấu. Người da trắng không tốt, người Ấn Độ càng xấu, nhưng tồi tệ nhất chính là người Trung Quốc.” Nhiều năm qua, cùng với sự phát triển và tìm kiếm nhiều tài nguyên hơn nữa của Trung Quốc, hành vi của Trung Quốc tại châu Phi đang ngày càng tồi tệ.
Một trường hợp điển hình là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, là nhà đầu tư chính tại các mỏ dầu ở Cộng hoà Nam Sudan. Người Trung Quốc đã làm ô nhiễm môi trường địa phương một cách trắng trợn, khiến cho nhiều trẻ em sinh ra bị dị tật, vật nuôi bị ngộ độc, đất đai màu mỡ bị phá hoại, sông ngòi ô nhiễm. Ngoài ra, Trung Quốc còn gây ô nhiễm môi trường tại phía Bắc sông Nile và Bang Ruweng, ảnh hưởng đến cộng đồng bản địa Nam Sudan.
Sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nam Sudan, còn bao gồm việc xây dựng đường xá và cơ sở hạ tầng. Nam Sudan sẽ cung cấp khối lượng giao dịch hàng ngày 30.000 thùng dầu thô cho Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc, dùng để làm đường và xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, có con đường dài 392 km từ Thủ đô Juba đến thành phố Rumbek và từ Juba đến biên giới Kenya, do một công ty Trung Quốc thi công.
Nước láng giềng của Nam Sudan là Ethiopia và Kenya cũng nhận được các khoản vay từ Trung Quốc cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Dự án đường sắt của Ethiopia vẫn luôn gặp khó khăn về kỹ thuật và thiếu vốn, khiến cho nhiều người nghi ngờ sự dựa dẫm quá mức của Ethiopia vào Trung Quốc. Quốc gia châu Phi này đang nỗ lực trả các khoản nợ cho Trung Quốc. Từ năm 2018, Ethiopia và Trung Quốc tiến hành đàm phán, điều chỉnh kỳ hạn vay từ 15 năm thành 30 năm.
Tại Kenya, do chính phủ nước này vay khoản tiền lớn từ Trung Quốc, nên Trung Quốc có khả năng chiếm cứ cảng Mombasa. Theo tờ Daily Nation, một tờ báo độc lập tại Kenya đưa tin, điều khoản vay tiền rất hà khắc, người vay tiền [Kenya] hoặc bất kỳ tài sản nào của người vay đều không được lấy lý do chủ quyền để hưởng bất cứ quyền miễn trừ.
Ngoài ra, công nhân xây dựng các dự án tại châu Phi của Trung Quốc tách biệt với cư dân địa phương. Công ty Trung Quốc mang theo công nhân điều khiển máy, lái xe, nhân viên kiến trúc, nhân viên kỹ thuật riêng của họ đến, từ đó cướp mất cơ hội việc làm của người dân châu Phi.
Những hoạt động này chỉ là một bộ phận ví dụ điển hình cho hành vi không thích đáng của Trung Quốc tại châu Phi. Hàng trăm năm qua, châu Phi đã trải qua chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc mới. Giống như Châu Phi đã được giải phóng khỏi những ràng buộc này, châu Phi cần phải hợp tác với phương Tây và các nước khác để cung cấp các lựa chọn thay thế cho tài trợ của Trung Quốc.
Huệ Anh
Xem thêm:
Từ khóa chủ nghĩa đế quốc Trung Quốc châu Phi