Trung Quốc không chỉ muốn kiểm soát Hồng Kông

Hệ thống cầm quyền đặc biệt vốn được thiết lập để bảo vệ các quyền tự do của thành phố, nhưng thực tế đã được thiết kế để đàn áp các quyền này.

Bắc Kinh nói rằng họ muốn bảo vệ “Một quốc gia, hai chế độ,” nguyên tắc được cho là để đảm bảo quyền bán tự trị của Hồng Kông đối với Đại lục. Trên thực tế, ĐCSTQ đang ‘vũ khí hóa’ các chính sách nhằm tiêu diệt các quyền tự do của thành phố.

Hôm thứ 5, chính phủ Trung Quốc đã thông báo kế hoạch thông qua Luật an ninh quốc gia Hồng Kông. ĐCSTQ đã mất kiên nhẫn. Trước đó, họ đã trông đợi chính quyền địa phương sẽ làm việc này, nhưng dường như đã quá lâu. Trong tình huống xấu nhất, dự luật sẽ được phê chuẩn tại Bắc Kinh trong tuần này.  

Đây là động thái nham hiểm của chính quyền Trung Quốc nhằm che giấu việc gia tăng đàn áp tại Hồng Kông trên mọi lĩnh vực của đời sống – chính trị, luật pháp, giáo dục, truyền thông.

Chính trị gia 23 nước lên án Trung Quốc định áp đặt luật ANQG lên Hồng Kông

Tuần trước, các sinh viên tham gia thi môn lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh đại học được hỏi họ có đồng ý với nhận định: “Nhật Bản đã làm nhiều điều có lợi hơn là có hại đối với Trung Quốc trong thời kỳ 1900 – 45.” Cục Giáo dục Hồng Kông đã nhanh chóng than phiền rằng câu hỏi đó là “mang tính dẫn dắt” và đã yêu cầu bỏ nó ra khỏi bài thi, mặc dù một số sinh viên đã trả lời câu này.

Cục Giáo dục cũng tuyên bố rằng câu hỏi này “đã làm tổn thương nghiêm trọng cảm xúc và phẩm giá của người Trung Quốc, những người đã phải chịu nỗi đau lớn trong cuộc xâm lược của Nhật Bản.” Đối với những người Trung Quốc yêu nước truyền thống thì đơn giản là người Nhật không thể mang lại bất cứ cái gì có lợi cho Trung Quốc.

Trên thực tế, có nhiều bằng chứng lịch sử cho thấy ảnh hưởng to lớn của Nhật Bản đối với Trung Quốc trong giai đoạn 1900-1945 đã đem lại lợi ích cho Trung Quốc ở một số phương diện. Tôn Trung Sơn, nhà lãnh đạo thời đầu nổi tiếng nhất của Trung Quốc hiện đại hậu phong kiến; các nhân vật chính trong phong trào xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc; ngay cả Lỗ Tấn, được cho là nhà văn vĩ đại nhất trong văn học Trung Quốc hiện đại, tất cả đều được truyền cảm hứng hay định hình ở một mức độ nhất định do ảnh hưởng của Nhật Bản.

Hơn bất cứ điều gì, những câu hỏi như câu vậy đã là một điều cố định trong các kỳ thi môn lịch sử tại Hồng Kông. Tôi đã học môn lịch sử ở đại học, và tôi còn nhớ câu hỏi của kỳ thi năm 2006: “Một số người nghĩ rằng Tùy Văn Đế (541-604) đã làm nhiều điều có hại hơn là có lợi. Bạn có đồng ý với điều đó?”

Tuần này, các nhà làm luật thân Bắc Kinh đã tấn công cuộc bầu cử chủ tịch ủy ban hội đồng lập pháp Hồng Kông, họ gọi các nhân viên an ninh vào để kiểm soát hiện trường và đã đưa một nhà lập pháp thân Bắc Kinh bị cuộc buộc lạm quyền lên làm người đứng đầu ủy ban.

“Ngôi sao biểu diễn,” một show truyền hình châm biếm của đài truyền hình công cộng RTHK, đã bị hủy bỏ sau khi chính quyền Hồng Kông than phiền rằng nó chê bai cảnh sát Hồng Kông.

Và chính phủ, ngay cả khi họ đang nới lỏng các quy định giãn cách xã hội để chống COVID-19, đã tiếp tục mở rộng các hạn chế tập trung nhóm cho đến ngày 4/6 – ngày kỷ niệm vụ thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Buổi cầu nguyện tưởng nhớ này, vốn đã được tổ chức vào ngày này hàng năm, có thể sẽ không được thực hiện lần đầu tiên trong ba thập kỷ. (Nó đã diễn ra thậm chí trong vụ dịch SARS năm 2002-03.)

Luật An ninh Hồng Kông: Chuông báo tử cho Hồng Kông hay Bắc Kinh?

Tuần tới, người Hồng Kông phải đối mặt với những nỗ lực trắng trợn khác của Bắc Kinh nhằm ép buộc lòng yêu nước đối với Trung Quốc và sự trung thành đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cơ quan lập pháp địa phương sẽ xem xét một dự luật, theo đó có thể hình sự hóa việc sử dụng sai quốc ca của Trung Quốc hoặc lăng mạ nó. Và, tất nhiên, còn có Luật an ninh quốc gia.

Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn tràn đầy tham vọng và thiếu kiên nhẫn. Họ không chỉ muốn kiểm soát Hồng Kông; họ muốn định hình lại tâm trí của người Hồng Kông.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc nói cuộc tranh cãi về buổi thi môn lịch sử là cơ hội cho người Hồng Kông “giải phẫu tiêu độc” hệ thống giáo dục của họ để làm cho nó “tương thích” với “một quốc gia, hai chế độ.” Điều mà Trung Quốc thật sự mong muốn là sự thay đổi căn bản của hiện trạng.

Về lý thuyết, “Một quốc gia, hai chế độ” được thiết kế để bảo vệ các quyền cơ bản của người dân Hồng Kông. Trên thực tế, các quyền này đang dần dần bị tước đoạt dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ” phiên bản của Bắc Kinh. Ngay từ đầu nó đã là một mánh khóe, một chiến thuật để Trung Quốc câu giờ. Và có lẽ họ đang muốn có được Hồng Kông càng sớm càng tốt.

Lewis Lau Yiu-man, nhà bình luận chính trị tại Hồng Kông.

Gia Huy biên dịch

Xem thêm:

Lewis Lau Yiu-man

Published by
Lewis Lau Yiu-man

Recent Posts

Bình Định: 9 ca nhiễm bệnh, 4 ca đã tử vong do cúm A/H1pdm

Trong 22 trường hợp viêm phổi nặng được xét nghiệm, sàng lọc tại tỉnh Bình…

7 phút ago

Tập đoàn Trung Quốc cùng Vingroup xây cầu Tứ Liên (Hà Nội)

Cầu Tứ Liên có chiều dài khoảng 11,5km, tổng mức đầu tư được tạm tính…

8 phút ago

Lợn giống chết ở Gia Lai: Lên phương án cấp lại cho các hộ nghèo, cận nghèo

Tại thời điểm thống kê, xác định dịch bệnh, 58/100 con lợn giống cấp trong…

45 phút ago

Sáu điều cần biết về bà Kristi Noem, ứng viên Bộ trưởng An ninh Nội địa của ông Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đề cử bà Kristi Noem, Thống đốc tiểu…

2 giờ ago

Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ từ tên lửa đạn đạo mới của Nga

Các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của một tên lửa đạn…

2 giờ ago

Islamabad bị phong tỏa trước cuộc biểu tình đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng Khan

Hôm Chủ nhật (24/11), thủ đô Islamabad của Pakistan đã bị phong tỏa vì lý…

3 giờ ago