Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc tập trận chung đầu tiên kể từ sau cuộc chiến ở Ukraine, trong bối cảnh các nhà lãnh đạo Bộ Tứ gặp mặt tại Tokyo.
Các thành phần của lực lượng không quân Trung Quốc và Nga đã thực hiện các hoạt động trên không trên Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương. Máy bay ném bom hạt nhân và máy bay chiến đấu của cả hai quốc gia đều có mặt.
Trung Quốc và Nga đã tiến hành các cuộc tập trận tương tự trong ba năm trước đó như một phần trong kế hoạch hợp tác quân sự hàng năm giữa hai nước, nhưng các cuộc tập trận đó diễn ra vào cuối năm.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi nói rằng động thái này có khả năng là một hành động khiêu khích nhằm chọc tức Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và nhà lãnh đạo mới đắc cử của Australia, Anthony Albanese, khi họ gặp nhau ở Tokyo để thảo luận về cách kiềm chế sự hung hăng ngày càng tăng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết: “Chúng tôi tin rằng hành động này được thực hiện trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ khiến nó trở nên khiêu khích hơn so với trước đây.”
Nhật Bản đã điều máy bay chiến đấu để xua đuổi một nhóm máy bay quân sự của Trung Quốc và Nga đang tiến gần vào không phận của mình khi các nhà lãnh đạo Bộ Tứ đang họp ở Tokyo.
Một cặp máy bay quân sự của Trung Quốc và Nga đã bay gần không phận Nhật Bản, trong khi một máy bay trinh sát của Nga bay về phía bắc. Có thời điểm, cặp máy bay Trung Quốc được thay thế bằng một cặp máy bay mới.
Tương tự, quân đội Hàn Quốc cho biết họ đã điều các máy bay chiến đấu để phản ứng lại ít nhất 4 máy bay chiến đấu của Trung Quốc và 4 máy bay chiến đấu của Nga đã đi vào vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của mình.
ADIZ là khu vực xung quanh không phận của một quốc gia, nơi quốc gia đó có thể yêu cầu máy bay nhận dạng. Moscow không công nhận ADIZ của Hàn Quốc là hợp pháp và Bắc Kinh khẳng định rằng họ có quyền được hưởng tự do đi lại ở đó.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, hoạt động tập trận kéo dài khoảng 13 giờ. Cuộc tập trận có sự tham gia của máy bay ném bom chiến lược TU-95 của Nga và máy bay ném bom chiến lược H-6 của Trung Quốc, vốn có khả năng tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân và được thiết kế phần lớn để nhắm vào các mục tiêu như tàu sân bay Mỹ.
Quan hệ đối tác giữa Điện Kremlin và ĐCSTQ đã trở nên sâu sắc hơn trong những tháng gần đây, sau tuyên bố về một thỏa thuận “không có giới hạn” giữa Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin vào đầu tháng Hai.
Kể từ thời điểm đó, ĐCSTQ bị quốc tế chỉ trích vì đã từ chối lên án cuộc xâm lược của Moscow hoặc thừa nhận các biện pháp trừng phạt tài chính đa phương chống lại Nga là hợp pháp. Tương tự như vậy, ĐCSTQ không coi cuộc chiến là một “cuộc xâm lược” và kiểm duyệt rất nhiều những luận điểm tiêu cực về nước Nga trong đại lục.
Nhiều hãng tin cũng đã đưa tin tình báo rằng Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng vào Ukraine một ngày trước khi Nga xâm lược và cũng cân nhắc gửi hỗ trợ quân sự cho Nga.
Xuân Lan (theo The Epoch Times)
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…