Trung Quốc thao túng và làm biến chất Liên Hợp Quốc

Trung Quốc đã tác động và dần làm biến chất các cơ quan của Liên Hợp Quốc (LHQ) trong hàng thập kỷ qua. Ảnh hưởng ngày càng nhanh và rộng của Trung Quốc tại LHQ đã bắt đầu rất lâu trước khi Tổng Thống Donald Trump lên nắm quyền.

(Ảnh: Shutterstock)

Nhiều chuyên gia và quan chức đã nói với The Epoch Times rằng ông Trump là Tổng thống đầu tiên trong nhiều thập kỷ nghiêm túc nỗ lực kiềm chế các kế hoạch của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Trong bài diễn văn tại Đại Hội đồng LHQ vào tháng 9 năm ngoái, ông Trump đã nhắm thẳng vào Trung Quốc, cảnh báo rằng chính quyền của ông theo dõi chặt chẽ tình hình ở Hồng Kông. Tổng thống cũng kêu gọi chấm dứt đàn áp tôn giáo – một vấn đề đang lan tràn tại Trung Quốc khi những người Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, các học viên Pháp Luân Công và những người khác đang là mục tiêu của chính quyền ĐCSTQ.

Ông Trump cũng tuyên bố rằng bất luận các tham vọng của LHQ và nhiều quốc gia thành viên khác, tương lai không thuộc về những người theo toàn cầu hóa đang tìm cách gia tăng kiểm soát tại LHQ, mà thuộc về những người yêu nước và theo đuổi chủ nghĩa dân tộc. Trong khi Trung Quốc từ lâu đã chủ trương một LHQ mạnh mẽ hơn với nhiều quyền lực và tiền bạc hơn, ông Trump đang kìm hãm kế hoạch đó.

Ai phải chịu trách nhiệm cho ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại LHQ?

Với sự tích luỹ quyền lực ngày càng gia tăng của ĐCSTQ tại LHQ, đến nay gần như 1/3 các cơ quan chuyên môn của LHQ là do các đại diện Trung Quốc trung thành với Bắc Kinh lãnh đạo. Trong khi đó, nhiều chuyên gia và cơ quan truyền thông lại nhân cơ hội này đổ lỗi cho chính quyền Trump, cho rằng việc ông rút khỏi nhiều tổ chức và hiệp ước của LHQ đã để lại một khoảng trống cho Trung Quốc nhảy vào.

Trên thực tế, vai trò ngày càng lớn của Bắc Kinh trên trường quốc tế thực sự bắt nguồn từ những quyết sách đối ngoại của Mỹ ngược về nhiều thế hệ trước. Ví dụ như quyết định của Mỹ phản bội Tưởng Giới Thạch; quyết định tai tiếng của Tổng thống Richard Nixon và Cố vấn An ninh Quốc gia lúc bấy giờ là Henry Kissinger nhằm “mở cửa” với Trung Quốc trong những năm đầu thập kỷ 70; thay thế Đài Loan bằng Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tại Hội đồng Bảo an LHQ; chuyển giao công nghệ quân sự của Tổng thống Bill Clinton và chào đón Bắc Kinh vào Tổ chức Thương mại Thế giới; và những chính sách tương tự khác.

Tuy nhiên dưới thời ông Trump, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Một cựu quan chức cao cấp trong chính quyền Trump liên quan tới đối ngoại, khi trả lời The Epoch Times với điều kiện ẩn danh, đã bác bỏ quan điểm cho rằng ông Trump phải chịu trách nhiệm cho những gì đã diễn ra trong hàng thập kỷ.

Dưới thời cựu Tổng thống Obama, ảnh hưởng của ĐCSTQ đã tăng lên nhanh chóng hơn bao giờ hết. Ví dụ, “các quỹ tín thác” do Trung Quốc tài trợ bên trong các tổ chức của LHQ đã sinh sôi nảy nở gần như không bị kiểm soát, với những quỹ đen nằm ngoài sổ sách phục vụ cho việc mở rộng ảnh hưởng của Bắc Kinh. Chính quyền Obama biết điều đó, nhưng có rất ít phản ứng lại.

Trong khi đó, Thông cáo chung Mỹ – Trung về Biến đổi khí hậu năm 2004 đã “gửi một tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc từ Bộ Ngoại giao dưới thời ông Obama, ngầm biểu thị hoặc ngụ ý chấp nhận quyền lực và vai trò gia tăng của Trung Quốc tại LHQ,” cựu quan chức cao cấp nói, bổ sung thêm rằng chính quyền Obama đã rót hàng tỷ đôla vào LHQ trong năm tài chính cuối cùng của họ, rất nhiều với ý định sử dụng để thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ khi nắm chính quyền, ông Trump đã nhanh chóng đảo ngược những quyết định đó, ví như cho rằng việc gieo hoang mang về biến đổi khí hậu là một “trò lừa bịp” để làm lợi cho Bắc Kinh.

“Nói một cách rõ ràng và khách quan, chính quyền Obama – đặc biệt Bộ Ngoại giao thời đó – phải chịu trách nhiệm về sự trỗi dậy của Trung Quốc tại LHQ,” cựu quan chức tiếp tục, tiết lộ thêm rằng đến nay nhiều quan chức thời Obama vẫn cố thủ tại Bộ Ngoại giao.

Một vấn đề quan trọng khác mà The Epoch Times có được từ nguồn tin nội bộ, là việc bổ nhiệm các quan chức cấp cao của Tổng thống bị kéo dài tới gần hai năm. Khi cuối cùng họ nhận nhiệm vụ với mục tiêu kiềm chế ảnh hưởng của Trung quốc, “nền hành chính cố thủ đã chống lại những bước đi can đảm của chính quyền ông Trump nhằm phá dỡ các chính sách dưới thời Obama,” vị cựu quan chức nói. Có thể dễ dàng nhận thấy trợ lý thư ký của ông Trump về các tổ chức quốc tế, cùng cố vấn cao cấp của ông cùng nhiều người khác là những đối tượng bị chống đối và đeo đuổi không ngừng.

Ông Obama và Tập Cận Bình tại Hàng Châu, tháng 9/2016 (Ảnh: Shutterstock)

Trung Quốc xâm nhập và thao túng các cơ quan của LHQ

Một sự thật không thể chối cãi được là ngày nay ĐCSTQ đang nắm vai trò lãnh đạo tại LHQ. Những đại diện của họ điều hành 4 trong số 15 cơ quan của LHQ, bao gồm Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Phát triển Công nghiệp Quốc tế (UNIDO) và Vụ Các vấn đề Kinh tế và Xã hội của LHQ (UN DESA). Để so sánh, chỉ một người Mỹ nắm vị trí hàng đầu trong một cơ quan chuyên trách của LHQ.

Đáng lưu ý, các đại diện của Trung Quốc chiếm được phần lớn những vị trí lãnh đạo này dưới thời Obama. Nhiều vị trí hàng đầu khác dành cho các đại diện của Trung Quốc cũng xảy ra thời chính quyền trước đó: Xue Hanqin được lựa chọn vào Tòa án Công lý Quốc tế; Tao Zhang được bổ nhiệm làm phó Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế tháng 8 năm 2016; và Yi Xiaozhun được bổ nhiệm làm phó Chủ tịch Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2013, cùng nhiều vị trí khác.

Trong năm 2019, sử dụng hối lộ và đe dọa, Bắc Kinh đã giành được quyền kiểm soát Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) mặc dù chính quyền ông Trump đã cố gắng ngăn chặn. Nhiều năm trước, nhiều người Mỹ làm việc trong và ngoài LHQ đã cảnh báo về “các quỹ tín thác” của Trung Quốc tại FAO, cũng như việc Bắc Kinh đang tìm cách đưa một ứng cử viên để giành quyền kiểm soát tổ chức này. Một quan chức cao cấp trong Bộ Ngoại giao thời Obama đã can thiệp để giữ kín việc này, vị cựu quan chức nói.

Không như các cá nhân từ phần lớn các quốc gia khác, các quan chức Trung Quốc công khai sự trung thành trên hết với ĐCSTQ. Khi chính quyền ĐCSTQ bắt giữ người đứng đầu Interpol lúc bấy giờ là Mạnh Hoành Vĩ, họ đã công khai kết tội ông ta không tuân theo mệnh lệnh của Đảng, cùng các cáo buộc khác.

Trong việc gìn giữ hòa bình quốc tế, xu thế này cũng trở nên rõ ràng. “Trung Quốc đã cung cấp tình nguyện viên cho các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ, qua đó làm nổi bật vị thế của họ, thúc đẩy kế hoạch mở rộng quyền lực lớn hơn, đặc biệt ở châu Phi,” ông Rick Fisher, một thành viên cao cấp tại Trung tâm Quốc tế đánh giá chiến lược Trung Quốc, nói với The Epoch Times.

Hiện nay, Bắc Kinh đang tìm cách đưa ông Andy Tsang vào làm người đứng đầu Văn phòng về Buôn bán ma tuý và Tội phạm LHQ, trong khi nhiều nhà hoạt động Trung Quốc khác cũng đang được chuẩn bị cho các vị trí cấp cao tại LHQ. Nhiều đại diện của Bắc Kinh điều khiển các hội nghị chủ chốt của LHQ, còn các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đang khoác lác rằng Bắc Kinh đóng một “vai trò quan trọng” trong Chương trình Nghị sự 2030 của LHQ về kế hoạch phát triển bền vững cho nhân loại.

Gần đây nhất, nhà ngoại giao Trung Quốc Jiang Duan được bổ nhiệm vào nhóm tư vấn Hội đồng nhân quyền LHQ (UNHCR) đã khiến nhiều tổ chức, cá nhân khắp thế giới lên tiếng phản đối do những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐCSTQ đối với nhóm người Hồi giáo và các tù nhân lương tâm, đặc biệt là tội ác thu hoạch nội tạng.

Đại dịch COVID-19 cũng cho thấy sự “thiên vị” của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với chính quyền Trung Quốc, khi những người đứng đầu tổ chức LHQ này hết lời ca ngợi công tác chống dịch và sự “minh bạch” của Trung Quốc.

Rõ ràng là ĐCSTQ có một kế hoạch dài hơi để khống chế LHQ. Trong những năm gần đây, chế độ Bắc Kinh thậm chí đã mở một “Trường Quản trị Toàn cầu” tại Học viện Ngoại giao Bắc Kinh (BFSU) để huấn luyện đội quân những nhà ngoại giao và gián điệp tương lai làm việc trong các tổ chức quốc tế. Năm 2018, Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình nói Bắc Kinh sẽ “đóng vai trò tích cực trong việc lãnh đạo cải cách hệ thống quản trị toàn cầu.”

Nhìn chung, Bắc Kinh đang tác động để khiến LHQ trở nên quyền lực hơn, đồng thời khiến chính họ trong LHQ trở nên quyền lực hơn bao giờ hết, với cái giá đánh đổi là tự do của các cá nhân và quốc gia trên khắp thế giới. 

LHQ bị cáo buộc bắt tay với ĐCSTQ giám sát các nhà hoạt động nhân quyền

Quan điểm của Mỹ về LHQ dưới thời Tổng thống Trump

Trái lại, ông Trump đã làm việc tích cực để chống lại điều đó. Từ khi ông nhậm chức, chính phủ Mỹ đã rút khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ; dừng tài trợ cho Cơ quan Cứu trợ và Hành động (UNRWA); rút khỏi UNESCO; giảm đóng góp của Mỹ cho LHQ; thực hiện các chiến lược đối phó tích cực với ảnh hưởng của Trung Quốc trong các tổ chức quốc tế; và mới đây nhất là dừng tài trợ cho WHO để điều tra về vai trò và trách nhiệm của tổ chức này với dịch bệnh toàn cầu. Nước Mỹ dưới thời ông Trump cũng đảm bảo rằng các chính sách của LHQ bị Trung Quốc chi phối ít có tác động hơn tới người Mỹ.

Có những quan điểm khác nhau về việc làm thế nào để kiềm chế ảnh hưởng của ĐCSTQ. Tại Hội đồng Quan hệ Quốc tế (Council of Foreign Relations – CFR), nổi lên quan điểm là chính phủ Mỹ nên trao quyền hơn nữa cho LHQ và phối hợp để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong tổ chức này bằng việc cung cấp tài chính nhiều hơn cho LHQ. 

Tuy nhiên, chính quyền ông Trump lại cho rằng một chiến lược khả thi hơn là vô hiệu hóa những nỗ lực mở rộng quyền lực và ảnh hưởng của LHQ, từ đó giảm thiểu giá trị của LHQ đối với Bắc Kinh và các chế độ độc tài khác đang càng ngày càng nắm nhiều quyền lực hơn trong các thể chế toàn cầu.

Ông Peter Gallo, cựu điều tra viên Cơ quan Giám sát nội bộ của LHQ nói với The Epoch Times rằng quá trình tuyển chọn và đề bạt quan chức của LHQ đầy rẫy “gian lận,” và việc hối lộ, đặc biệt khi có liên quan tới Trung Quốc, xảy ra tràn lan. Ông cũng cho biết LHQ hết sức cố gắng để tránh làm Trung Quốc mất mặt.

“Ví dụ phù hợp nhất về điều đó là việc Cao uỷ LHQ về Nhân quyền đã bị bắt quả tang chuyển giao tên các nhà hoạt động nhân quyền cho chính quyền ĐCSTQ, tạo điều kiện cho cảnh sát và các cơ quan an ninh Trung Quốc có thể đến và đe doạ người thân của họ ở Đại lục, tất cả để đảm bảo không một ai dám phát biểu phản đối việc bầu Trung Quốc vào Hội đồng Nhân quyền,” ông nói.

“Nếu ông Trump bị buộc tội, thì tội duy nhất của ông ấy là không công khai những điều này,” ông Gallo nói thêm. “Làm sao mà những chính sách của ông Trump lại phải chịu trách nhiệm về việc Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác đang lợi dụng một tổ chức dễ mua chuộc và tham nhũng như LHQ?”

Alex Newman (bài viết đăng trên The Epoch Times).

Ông Alex Newman là một nhà báo, nhà giáo dục, nhà văn, nhà tư vấn quốc tế từng đoạt giải thưởng. Ông làm Giám đốc điều hành cho kênh Truyền thông Liberty Sentinel và viết các ấn phẩm đa dạng tại Mỹ và nước ngoài.

Lê Xuân biên dịch và biên tập.

 Xem thêm:

Alex Newman

Published by
Alex Newman

Recent Posts

Tổng thống Biden: Trát ICC đòi bắt Netanyahu là “thái quá”

Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…

51 phút ago

Nước giải khát có đường dự kiến chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…

2 giờ ago

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

3 giờ ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

3 giờ ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

3 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

4 giờ ago