Ngày 4/9, hai ngày sau khi Nga tuyên bố đình chỉ vô thời hạn một số hoạt động giao hàng khí đốt, Thủ tướng Olaf Scholz cho hay, Đức sẽ chi ít nhất 65 tỷ Euro (64,7 tỷ USD) để bảo vệ khách hàng và doanh nghiệp tránh khỏi lạm phát tăng vọt.
Gói cứu trợ mới nhất này được thống nhất sau 22 giờ đàm phán giữa liên minh cầm quyền ba bên của Đức, gồm đảng Dân chủ xã hội (SPD) của ông Scholz, đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP). Gói hỗ trợ bao bao gồm việc tăng lợi ích và trợ cấp giao thông công cộng, sẽ được trả từ thuế đánh vào các công ty điện, và giúp Đức thực thi 15% thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu theo kế hoạch.
Cuộc xâm lược của Nga nhằm vào Ukraine hồi tháng 2/2022 đã thúc đẩy lạm phát trên toàn thế giới, đồng thời dẫn đến cảnh báo về tình trạng hỗn loạn xã hội và kinh tế khi thế giới tự loại bỏ năng lượng giá rẻ và chuỗi cung ứng toàn cầu linh hoạt.
Tại Đức, nơi mà mức lạm phát thường niên đã lên đến 7,9% trong tháng 8 vừa qua, tác động tiêu cực lại càng trở nên trầm trọng hơn trước việc Nga giảm lượng khí đốt được bơm vào nước này, khiến giá năng lượng tăng vọt.
“Nga không còn là một đối tác năng lượng đáng tin cậy nữa,” ông Scholz nhận định trong một cuộc họp báo và nói thêm rằng, sự chuẩn bị trước đó của Đức đồng nghĩa với việc nước này sẽ vượt qua được mùa đông khắc nghiệt.
Các cửa hàng gas về cơ bản đã lấp đầy khoảng 85% vào ngày 3/9, trước gần một tháng so với kế hoạch, một phần nhờ người tiêu dùng doanh nghiệp cắt giảm tiêu thụ.
Tuy nhiên, trong khi nguồn cung đã đủ, chính phủ vẫn cần phải bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp tránh khỏi mức chi phí cao hơn, ông lưu ý. “Sẽ không có ai bị bỏ lại một mình. Chúng ta sẽ vượt qua mùa đông năm nay.”
Cuộc khủng hoảng năng lượng dường như trở nên nghiêm trọng hơn khi tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga hôm 2/9 thông báo đóng cửa Nord Stream 1, đường ống duy nhất lớn nhất chở khí đốt của Nga đến Đức.
Dù vậy, Thủ tướng Scholz bác bỏ thông tin cho rằng việc mất đi dòng khí đốt rẻ tiền ổn định của Nga báo trước một kỷ nguyên mới đen tối hơn cho đất nước của ông.
Ông phát biểu trên kênh truyền hình ZDF: “Nước Đức sẽ trải qua thời gian này với tư cách là một nền dân chủ, bởi vì chúng ta rất mạnh về kinh tế và chúng ta là một quốc gia đảm bảo đầy đủ phúc lợi: Hai điều này đều rất quan trọng.”
Gói hỗ trợ mới nâng tổng số tiền được phân bổ để ngăn chặn lạm phát ở Đức lên đến 94,5 tỷ USD kể từ khi bắt đầu chiến tranh Nga-Ukraine, so với con số khoảng 298,6 tỷ USD mà Berlin đã chi để hỗ trợ nền kinh tế trong hai năm diễn ra đại dịch COVID-19.
Đáng lưu ý, Bộ trưởng Tài chính Đức, ông Christian Lindner tiết lộ, gói hỗ trợ trên có thể sẽ được bổ sung nếu giá điện tiếp tục tăng cao hơn nữa.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…