Tỷ phú Elon Musk nói về 3 vấn đề lớn của Mỹ

Theo hãng truyền thông Mỹ The Street, ông Elon Musk những tháng gần đây đã thành tâm điểm của công luận thế giới vì thể hiện lập trường gây tranh cãi với những phát biểu về các chủ đề lớn như: Văn hóa thức tỉnh (woke culture) của cánh tả, nguyên nhân sụp đổ của các ngân hàng và cuộc xung đột Nga – Ukraine.

CEO Tesla, ông Elon Musk rời Tòa nhà Liên bang Phillip Burton vào ngày 24/1/2023 tại San Francisco, California. (Nguồn ảnh: Justin Sullivan/Getty Images)

Ông Elon Musk đã trở thành một trong những tiếng nói quan trọng nhất ở Mỹ, cả trong nước và quốc tế, có khả năng phóng tác, với hàng loạt tweet, chẳng hạn như phong trào phản đối các tổ chức quốc tế quyền lực như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Hội nghị thượng đỉnh gần đây nhất của WEF, được tổ chức vào tháng 1 tại khu nghỉ mát ven biển truyền thống Davos ở Thụy Sĩ, sẽ được nhớ đến nhiều hơn vì cuộc tranh luận do vị tỷ phú này khởi xướng về tính hữu ích của diễn đàn này, hơn là các chủ đề được thảo luận.

Musk đóng vai người kích động phe bảo thủ, định vị bản thân là ngọn cờ trong cuộc chiến chống lại các giá trị cánh tả trong xã hội Mỹ. Ông đặt tên cho địch thủ là “virus tâm trí tỉnh thức” (woke mind virus), các phát biểu liên quan đến bản dạng giới, tính muôn màu của các dạng thức; vấn đề quản trị môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp; ông cũng đề cập đến các vấn đề đa dạng liên quan như văn hóa, chính trị và kinh tế.

Vài tuần qua, giới đầu tư đã bị rung chuyển bởi cuộc khủng hoảng ngân hàng lớn nhất kể từ năm 2008, dẫn đến sự sụp đổ của 3 ngân hàng lớn tại Mỹ là Silicon Valley Bank, Signature Bank và Silvergate Bank. Biến cố khiến ngay cả nhiều ngân hàng ổn định bền vững khác cũng bị nghi ngờ.

Trớ trêu, gốc rễ của cuộc khủng hoảng này lại nằm ở các biện pháp được đưa ra từ chính sách tiền tệ nhằm tránh bị suy thoái khi đại dịch COVID-19 tấn công. Thời điểm khi đó, Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã cắt giảm lãi suất xuống gần như bằng 0 và chính phủ liên bang bơm tiền vào các hộ gia đình thông qua các gói kích thích. Điều này dẫn đến việc các ngân hàng đầu tư vào trái phiếu chính phủ và trái phiếu đô thị, với lợi nhuận hấp dẫn. Tuy nhiên, các ngân hàng này đã không tự bảo vệ được khỏi rủi ro lãi suất có thể tăng lên.

Cục Dự trữ Liên bang đã buộc phải tăng lãi suất trong nhiều tháng để chống lại lạm phát do dòng tiền đổ vào nền kinh tế trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Chính sách này làm giảm giá trị nguồn tài sản của ngân hàng và khiến khách hàng của ngân hàng rút tiền gửi, dẫn đến sự phá sản của ngân hàng.

Trong bối cảnh đó, ông Musk cho rằng những người chịu trách nhiệm về vấn đề mà người Mỹ phải đối mặt này là ông Fauci – người phụ trách ứng phó COVID-19 chính của Mỹ, khiến Cục Dự trữ Liên bang lạm dụng in tiền gây lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát.

“Họ thực tế đang làm ngược lại những gì nên làm. Ý tôi là hoàn toàn ngược lại theo đúng nghĩa đen. Có thể dễ dàng thay thế họ vì rõ ràng là họ đang thất bại, nhưng lại không thể làm được vì chúng ta không có được thông tin chân thật từ truyền thông”, nhà đầu tư công nghệ David Sacks (cũng là bạn của ông Musk) nói với nhà bình luận bảo thủ Glenn Beck.

“Đúng vậy”, ông Musk đã tweet tán thành.

Ông Elon Musk nằm trong số những người kêu gọi một thỏa thuận hòa bình trong cuộc xung đột Nga – Ukraine. Cuộc xung đột bắt nguồn từ cuộc xâm lược Ukraine của Nga vào ngày 24/2/2022, hiện đã bước sang năm thứ 2.

Hôm 22/2, Musk lên án Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Nuland không nỗ lực hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Ông nói: “Không ai thúc đẩy cuộc chiến này hơn bà Victoria Nuland”.

Sau đó 2 ngày, bà Victoria Nuland đã trả lời: “Tôi cần nói thực tế cơ bản… Nếu cuộc chiến này cần kết thúc, nếu ông Putin chọn kết thúc và rút quân, cuộc chiến có thể kết thúc ngay vào ngày mai. (Vì vậy) vấn đề này không liên quan gì đến chúng tôi…”.

Nhắc đến tên bà Nuland, có vẻ như ông Musk tán đồng quan điểm lưu hành không chính thức ở xã hội, rằng bà Nuland (lúc đó là Phó Ngoại trưởng Hoa Kỳ) cùng những người thuộc phe hiếu chiến ở Washington đã đạo diễn nên cuộc chiến tranh ủy quyền ở Ukraine ít nhất là từ những năm 2013, 2014. Cuộc chiến lẽ ra đã bắt đầu quãng 2017 ngay sau khi bà Hilary Cliton đắc cử, theo kế hoạch của nhóm hiếu chiến này. Vì ông Donald Trump thắng bà Cliton năm 2016 mà cuộc chiến bị dời đến năm 2022 dưới thời ông Joe Biden như đang thấy hiện nay.

Mộc Vệ

Mộc Vệ

Published by
Mộc Vệ

Recent Posts

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

13 phút ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

50 phút ago

Biểu tình bảo vệ quyền lợi ở Trung Quốc tăng mạnh – Báo cáo của Freedom House

Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…

1 giờ ago

Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga bác bỏ khả năng nhượng bộ lãnh thổ

Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…

1 giờ ago

Chuyện danh y thời Tống tích âm đức cải biến mệnh

Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…

1 giờ ago

Cuộc sống vốn dĩ là một vòng xoay…

Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…

1 giờ ago