Ngày 24/4, Thủ tướng Scott Morrison tuyên bố, việc Trung Quốc thành lập một căn cứ quân sự trên quần đảo Solomon sẽ là một “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận được với Úc và Mỹ. Tuy nhiên, ông chưa nói rõ về việc Canberra sẽ trả đũa như thế nào.
Ông Scott Morrison nhấn mạnh: “Phối hợp với các đối tác ở New Zealand và Mỹ, tôi chia sẻ lằn ranh đỏ với Hoa Kỳ về những vấn đề này. Chúng tôi không chấp nhận căn cứ hải quân Trung Quốc ở trong khu vực, ngay tại cửa ngõ quốc gia của mình.”
Theo ông, không chỉ Úc mà một số quốc gia trong khu vực đều không muốn Trung Quốc thiết lập căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương. “Đây là mối lo ngại chung, không chỉ của riêng Úc mà còn của các quốc gia trong khu vực như Fiji, Papua New Guinea, Samoa và các quốc gia khác.”
Là một quần đảo nhỏ bé cách bờ biển Đông Bắc Úc khoảng 2.000km, Solomon đã gây chú ý với quốc tế vào tuần trước khi ký hiệp ước an ninh với Trung Quốc. Đối với quốc đảo đang quay cuồng với các cuộc biểu tình bạo lực trong suốt năm ngoái này, thỏa thuận mới hứa hẹn sẽ mang đến cho họ sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc “duy trì trật tự xã hội” và cho phép tàu chiến của Trung Quốc cập cảng của họ.
Thủ tướng Solomon Manasseh Sogavare khẳng định, thỏa thuận là cần thiết để tăng cường an ninh và vì “lợi ích quốc gia của chúng tôi”. Tuần trước ông tuyên bố, Trung Quốc “sẽ không có căn cứ quân sự, không có sự hiện diện lâu dài, không có khả năng triển khai và duy trì lực lượng bên ngoài lãnh thổ” do điều khoản của thỏa thuận.
Tuy nhiên, Úc và các đồng minh lại cảm thấy hết sức quan ngại về điều đó. “Thực tế là Trung Quốc đã thay đổi. Trung Quốc cực kỳ hung hăng, liên tục có các hành động can thiệp từ nước ngoài, sẵn sàng hối lộ để đạt được điều họ muốn… đó là thực tế của Trung Quốc hiện đại,” Bộ trưởng Quốc phòng Úc Peter Dutton nói với Sky News hôm 24/4.
Trong một tuyên bố chung do Nhà Trắng công bố hôm 22/4, Mỹ, Nhật Bản, Úc và New Zealand cho biết, hiệp ước này đặt ra “những rủi ro nghiêm trọng đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Nhà Trắng cảnh báo: “Nếu Trung Quốc thực hiện hành động nhằm thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực trên thực tế, khả năng phô diễn sức mạnh, hoặc bố trí quân sự, Hoa Kỳ sẽ có những quan ngại đáng kể và đáp trả tương ứng… Hoa Kỳ nhấn mạnh sẽ theo dõi chặt chẽ diễn biến với sự tham vấn của các đối tác trong khu vực.”
Điều phối viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Kurt Campbell và Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Kritenbrink tuần trước đã dẫn đầu phái đoàn công du một số quốc đảo Thái Bình Dương, trong đó có Solomon.
Cùng ngày 22/4, Nhà Trắng cho hay, một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã lưu ý với giới chức quần đảo Solomon, thỏa thuận an ninh mà họ ký kết gần đây với Trung Quốc “có tác động tiềm tàng về an ninh khu vực” đối với Mỹ và các đồng minh.
Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc trong quý 3 năm nay đã tăng 27%…
Ngoại trưởng Andrey Sibiga cho biết Ukraine sẽ không chấp thuận nhượng bất kỳ lãnh…
Trong cuốn sách "Dũng tràng tiểu phẩm" của tác giả Chu Quốc Trinh đời nhà…
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.