Theo một tuyên bố của Chính phủ Úc vào ngày 14/3, Úc bắt đầu phối hợp với Hà Lan kiện Nga lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) về vụ bắn rơi máy bay MH17 của Malaysia Airlines 8 năm trước.
Ngày 20/7/2014 ở Rassipnoye – Ukraine, cứu hộ Ukraine kiểm tra khu vực máy bay MH17 của Malaysia Airlines bị rơi vỡ thành từng mảnh (Nguồn: Rob Stothard / Getty)
Vào ngày 17/7/2014, chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, khi bay qua vùng không phận miền đông Ukraine do phiến quân kiểm soát thì bị tên lửa đất đối không do Nga sản xuất bắn rơi, tất cả 298 người trên máy bay đều thiệt mạng.
Trong một tuyên bố hôm thứ Hai (14/3), Thủ tướng Úc Scott Morrison và Ngoại trưởng Marise Payne cho biết, theo luật pháp quốc tế, Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay, Hội đồng Hàng không Liên Hợp Quốc đã có bước đi về vấn đề tìm kiếm công lý cho tất cả những người thiệt mạng, trong đó có 38 người Úc.
Phía Úc cho rằng vụ việc là vi phạm rõ ràng Công ước về bảo vệ máy bay dân dụng khỏi bị tấn công bằng vũ khí. Moscow đã liên tục phủ nhận liên quan và đưa ra nhiều biện hộ, nhưng các nhà điều tra quốc tế đã bác bỏ những tuyên bố đó là không có cơ sở.
“Việc Liên bang Nga từ chối nhận trách nhiệm trong vụ bắn rơi chuyến bay MH17 là không thể chấp nhận được. Chính phủ Úc đã nhất quán tuyên bố không có lựa chọn pháp lý nào bị loại trừ trong quá trình theo đuổi công lý của chúng tôi”, tuyên bố cho biết.
Hôm thứ Hai tại Sydney, Ngoại trưởng Marise Payne nói với các phóng viên rằng Úc và Hà Lan đã thiện chí thúc đẩy đàm phán với Nga về vụ việc, nhưng năm 2020 Nga đã đơn phương rút khỏi đàm phán.
Trong một tuyên bố, Chính phủ Hà Lan cho biết họ đã thông báo cho Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về bước đi của họ.
Ngoại trưởng Hà Lan Wopke Hoekstra nói trong tuyên bố: “Không nên và không thể làm ngơ trước cái chết của 298 thường dân, trong đó có 196 người Hà Lan. Sự kiện nổi lên ở Ukraine hiện nay có ý nghĩa sống còn”.
“Cuộc xâm lược vô cớ và phi lý của Nga đối với Ukraine và sự leo thang của hành động xâm lược, nhấn mạnh sự cần thiết phải có những nỗ lực lâu dài và bền vững, buộc Nga phải chịu trách nhiệm về những vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc, bao gồm cả các mối đe dọa đối với chủ quyền và không phận của Ukraine”.
Hai nước cho biết, Nga đã cung cấp cho phe ly khai hệ thống tên lửa được sử dụng trong cuộc tấn công. Không lâu sau khi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines bị bắn hạ thì hệ thống tên lửa đó đã được trao trả cho Nga.
Hai nước cho biết, tên lửa chỉ có thể được phóng dưới sự chỉ đạo, chỉ huy hoặc điều khiển của một tổ lái đã được đào tạo về hệ thống phóng tên lửa Buk-TELAR của Nga.
Úc cho biết họ đang yêu cầu Nga bồi thường toàn bộ cho thiệt hại và đình chỉ quyền biểu quyết của Nga trong hội đồng hàng không. Hội đồng này có trách nhiệm thiết lập các tiêu chuẩn cho việc đi lại bằng đường hàng không dân dụng.
Hành động chung này theo Điều 84 của Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế là tách biệt với phiên tòa hình sự cá nhân của Hà Lan đối với 4 nghi phạm bị buộc tội giết người. Phán quyết trong phiên tòa xét xử vụ giết người liên quan đến 3 người Nga và 1 người Ukraine dự kiến sẽ được đưa ra vào cuối năm nay. Trong phiên xét xử, không ai trong số 4 bị cáo xuất hiện tại tòa án Hà Lan.
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…