Để xóa bỏ triệt để ký ức liên quan tới Liên Xô, thì Đồi Vinh quang, khu tưởng niệm chống Phát xít Đức ở Lviv từng được Liên Xô dựng lập nay bị chính quyền Ukraine tháo dỡ, báo cáo 355 di thể liệt sỹ bị khai quật và chính quyền Lviv nói sẽ di dời sang nghĩa trang (ảnh do thị trưởng Andriy Sadovyi của Lviv đăng trên mạng xã hội ngày 16/7/2025)
Một đài tưởng niệm các chiến binh hy sinh chống Phát xít Đức do Liên Xô dựng lập đã bị tháo dỡ. Thị trưởng Andriy Sadovyi của Lviv, Ukraine, hôm qua đăng thông điệp trên mạng xã hội rằng “Đồi Vinh quang thời Liên Xô chiếm đóng ở Lviv thì nay không còn nữa.” Thông điệp báo cáo rằng đã hoàn tất việc phá dỡ và khai quật các ngôi mộ với “355 hài cốt đã được tìm thấy.” Trong danh sách liệt sỹ, ông tuyên bố có tìm được xác một thiếu tá mang họ “Putin” (cùng họ với đương kim tổng thống của Liên bang Nga). Ông chỉ ra rằng với tất cả những di thể này thì Ukraine đã “sẵn sàng dùng để trao đổi lấy những người bảo vệ Ukraine.”
Hài cốt của liệt sỹ “sẽ được cải táng sang nghĩa trang Holoskivske, và họ sẵn sàng dùng để trao đổi lấy những người bảo vệ Ukraine.”
Không rõ tuyên bố đem đổi hài cốt các liệt sỹ lấy “người bảo vệ Ukraine” có phải là một tuyên bố nghiêm túc hay không.
Trong thông điệp có kèm hình ảnh tháo dỡ và khai quật, kèm theo tuyên bố “công việc được thực hiện đúng theo giấy phép và dưới sự giám sát của các chuyên gia.”
Về những thứ như “vòng hoa kim loại” hay “ngọn lửa khủng bố” (theo cách gọi của Sadovyi) —các chi tiết của tượng đài tưởng niệm, vốn dùng để vinh danh các liệt sỹ— thì, theo Sadovyi, được tháo dỡ để chuyển tới một “viện bảo tàng” mang tên “Lãnh thổ Khủng bố.”
“Bước tiếp theo là thảo luận về ý nghĩa mới của khu đất này. Huyền thoại đế quốc đã được xóa đi, không còn tồn tại trong ký ức,” đoạn thông điệp kết luận.
Theo thông điệp, một số ngôi mộ không có được trọn vẹn di thể, có khi chỉ còn di vật như huy hiệu hay quân phục.
Kể từ sau Đại Thế chiến II, Liên Xô cũng như một số quốc gia từng bị chiếm đóng bởi quân Phát xít, đã dựng lập các tượng đài hay cấu trúc mang tính tưởng niệm, ghi công của các liệt sỹ, và ghi lại tội ác của Phát xít, nhắc nhở về một giai đoạn lịch sử.
Tuy nhiên, kể từ năm 2014 sau đảo chính Maidan Kiev do phương Tây hậu thuẫn diễn ra ở Ukraine —một quốc gia thành lập bằng cách tách khỏi Liên Xô năm 1991 vào quãng thời gian Liên Xô tan rã— thì chính quyền mới đặc biệt cổ súy tư tưởng “chống Nga” trong dân chúng.
Không chỉ các di sản của thời Xô Viết bị xóa đi, mà cả các di sản về danh nhân và địa danh lịch sử của các thế kỷ trước đều gặp nạn. Những địa danh liên quan tới cái tên của nhà thơ Pushkin, hay nhà văn Lev Tolstoi, cũng bị đổi tên. Tượng đài của Đại đế Ekaterina tại thành phố Odessa cũng bị tháo dỡ, mặc dù thành phố này là thành phố do chính bà kiến lập.
Thay vào đó, Kiev tôn vinh tất cả những gì liên quan đến “chống Nga” kể cả các nhân vật mà cộng đồng quốc tế coi là tội phạm chiến tranh đồng lõa với Phát xít, như nhóm UON-UPA của Stepan Bandera.
Về hoạt động trao đổi di thể chiến binh, một báo cáo gần đây nhất là vào tháng trước, Nga đã trao cho Ukraine di thể của 6.000 chiến binh, và đổi lại, Ukraine trao cho Nga 79 di thể (con số là theo Vladimir Medinsky, đại diện phe Nga báo cáo). Đó là một phần trong kết quả hòa đàm.
Nga tuyên bố rằng hoạt động trao đổi này xuất phát từ thiện chí nhân đạo, tuy nhiên, phía Ukraine cho rằng cuộc trao đổi đó là một thủ đoạn mang tính tuyên truyền của Nga.
Nhật Tân
Truyền hình Ukraine khẳng định về cái gọi là sáng kiến Ukraine muốn đổi hài…
Hôm nay 17/7, sau khi Quốc hội bầu thủ tướng mới, Yulia Svyrydenko, 39 tuổi,…
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ kêu gọi chính quyền Bắc Kinh lập tức chấm dứt…
Đợt nắng nóng này không chỉ kéo dài mà còn có cường độ rất mạnh.…
Các nhà đầu tư đang dự đoán liệu thị trường sẽ phản ứng như thế…
Bộ Chính trị thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Đỗ Đức Duy vì vi…