Việc chính phủ Hồng Kông đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ sửa đổi dự luật về dẫn độ đào phạm không những khiến cho 130 ngàn người dân Hồng Kông phải xuống đường kháng nghị, mà còn khiến cho Mỹ và Liên minh châu Âu quan ngại. Ủy ban Thẩm định Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung (USCC) thuộc Quốc hội Mỹ gần đây đã công bố báo cáo chỉ ra, dự luật “Luật đào phạm” sửa đổi sẽ mở rộng sức ảnh hưởng của chế độ Bắc Kinh đối với nền chính trị của Hồng Kông, làm xói mòn “Một nước hai chế độ” tại Hồng Kông, và tạo ra rủi ro lớn cho nước Mỹ.
Khoảng 130.000 người dân Hồng Kông diễu hành phản đối “Luật đào phạm” hôm 28/4 (Ảnh: Getty Images)
Một khi được thông qua, luật này không những sẽ vi phạm điều khoản quan trọng của “Luật Chính sách Hoa Kỳ – Hồng Kông” (U.S.-Hong Kong Policy Act of 1992) được thông qua vào năm 1992, mà cũng sẽ mang đến rủi ro cho 85.000 người dân Mỹ và 1300 doanh nghiệp Mỹ tại Hồng Kông.
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, bản báo cáo dài 8 trang của Ủy ban Thẩm định Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung chỉ ra, căn cứ vào hành vi vi phạm pháp luật và bị pháp luật Hồng Kông phán quyết ít nhất 3 năm tù thì đều phù hợp với điều kiện dẫn độ, tuy nhiên, dự luật này sẽ hủy bỏ sự giám sát độc lập đối với quá trình dẫn độ của Hội đồng lập pháp Hồng Kông.
Báo cáo chỉ ra, thay đổi này sẽ làm suy yếu sự bảo vệ pháp luật hiện nay của Hồng Kông, đồng thời dẫn đến sự mỏng manh của pháp luật của Hồng Kông trước chính quyền Bắc Kinh, cũng như bị cái bóng động cơ chính trị kiểm soát. “Một khi dự thảo luật sửa đổi được thông qua, sẽ làm gia tăng sự đe dọa của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, ảnh hưởng đến nền tự trị cao độ của Hồng Kông.”
Báo cáo cho rằng, chế độ Bắc Kinh đang tăng nhanh tốc độ làm xói mòn nền tự trị và tự do cao độ của Hồng Kông, một khi dự thảo luật này được thông qua, Bắc Kinh có thể mượn cớ để can dự vào công việc nội bộ của Hồng Kông, khiến cho người dân Hồng Kông khó có thể đấu tranh dân chủ, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn.
Báo cáo này còn nhắc đến, “Luật đào phạm” sửa đổi cũng có thể sẽ tạo thành rủi ro nghiêm trọng cho an ninh quốc gia Mỹ và lợi ích kinh tế của Mỹ tại Hồng Kông. “Sau khi thông qua, Bắc Kinh có thể sẽ gây áp lực lên chính phủ Hồng Kông, yêu cầu Hồng Kông mượn cớ nào đó để dẫn độ công dân Mỹ tới Trung Quốc.”
Báo cáo cho rằng, mặc dù chính phủ Hồng Kông đã công khai tuyên bố rằng việc sửa đổi này sẽ không ảnh hưởng đến các thỏa thuận dẫn độ dài hạn đã được ký kết trong quá khứ với Mỹ, tuy nhiên, trong tương lai luật dẫn độ mới này có thể sẽ bao trùm cả cam kết dài hạn.
Trong báo cáo còn đưa ra hai lo lắng: (1) Cam kết dẫn độ ký kết giữa Mỹ và Hồng Kông là dựa trên “Tuyên bố chung Trung – Anh” (Sino-British Joint Declaration), đảm bảo Hồng Kông được hưởng “tự trị cao độ” trước thời điểm năm 2047, tuy nhiên dựa trên tình hình quyền độc lập tư pháp của Hồng Kông những năm gần đây liên tục bị Bắc Kinh can thiệp, cam kết dẫn độ giữa Mỹ và Hồng Kông có thể sẽ cần phải xem xét lại. (2) Hải quân Mỹ cập bến tại Hồng Kông có thể đối mặt với rủi ro tiềm ẩn bị câu lưu hoặc bắt giữ và dẫn độ.
Được biết, Hồng Kông hiện là cảng duy nhất thuộc lãnh thổ Trung Quốc mà quân đội Mỹ cập bến. Năm 1997, sau khi Hồng Kông được trao trả về Trung Quốc, chính quyền Bắc Kinh dùng phương thức thẩm định phê chuẩn từng đợt để cho phép tàu Mỹ thăm Hồng Kông, và số lần quân đội Mỹ thăm Hồng Kông cũng được đưa vào báo cáo “Luật chính sách Hoa Kỳ – Hồng Kông”.
Theo tài liệu về “Luật Chính sách Hoa Kỳ – Hồng Kông”, chính phủ Mỹ coi Hồng Kông là khu vực hoàn toàn khác biệt với Trung Quốc về phương diện chính trị, chính sách kinh tế, thương mại.
Về chính sách ngoại giao, chính phủ Mỹ cũng có sự đối đãi khác biệt giữa chính phủ Đặc khu hành chính Hồng Kông và chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, điều này khiến cho Hồng Kông được hưởng nhiều ưu đãi về chính sách kinh tế, tài chính hơn so với Trung Quốc.
Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Hồng Kông Kurt Tong chỉ ra, nền pháp trị của Trung Quốc dù là cấu trúc, pháp lý, mức độ đáng tin đều khác biệt với Hồng Kông, việc người Hồng Kông quan tâm đến việc sửa đổi điều luật dẫn độ này cũng là “phản ứng tự nhiên”, chính phủ đặc khu không nên phớt lờ sự quan ngại của người dân Hồng Kông cũng như cộng đồng quốc tế về vấn đề này.
Thái độ của Ủy ban Thẩm định Kinh tế và An ninh Mỹ – Trung đối với Trung Quốc vẫn luôn rất cứng rắn, tháng 4/2018, ủy ban này cũng đã công bố báo cáo chỉ thẳng chính phủ Trung Quốc chống đỡ cho một bộ phận doanh nghiệp làm hoạt động gián điệp, trong đó có điểm tên của Huawei, ZTE, Lenovo.
Tháng 11/2018, báo cáo của ủy ban này cũng kiến nghị Bộ Thương mại Mỹ cần cân nhắc lại việc coi Hồng Kông và Đại lục là cùng một khu vực thuế quan, đánh giá lại việc hạn chế xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ đối với Hồng Kông.
Theo tờ HK01 tại Hồng Kông, tối ngày 8/5, chính phủ Hồng Kông đã đưa ra trả lời đối với nghi ngờ về luật chính sách Hồng Kông trong báo cáo của USCC, “Từ khi quyền tự chủ được chuyển giao, Hồng Kông luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong “Luật cơ bản” để thực thi chính sách ‘người Hồng Kông cai trị Hồng Kông’, tự chủ cao độ, phản ánh thành công của ‘một nước hai chế độ’.”
Chính phủ Hồng Kông tiếp tục tuyên dương nhiều chỗ tốt của luật dẫn độ đào phạm, nói rằng nếu được thông qua, nó sẽ bảo vệ các hoạt động thương mại khỏi mối đe dọa của tội phạm, cũng có lợi cho môi trường kinh doanh của đặc khu Hồng Kông.
Huệ Anh
Xem thêm:
Theo ĐBQH Dương Minh Ánh, biện pháp tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với vàng…
Do có các sai phạm, khuyết điểm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm…
Hôm Thứ Năm, ICC tuyên bố bắt các quan chức cao cấp của Israel quy…
Nước giải khát có hàm lượng đường trên 5g/100ml dự kiến phải chịu thuế tiêu…
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…