Thế Giới

Venezuela: Hỗn loạn sau bầu cử và con đường bần cùng từ chủ nghĩa xã hội

Biểu tình của người dân Venezuela phản đối hành vi gian lận kết quả bầu cử của nhà độc tài Maduro không ngừng lên cao. Ông Wu Jianmin, một người làm truyền thông tự do đã phân tích trong chương trình YouTube “@WuJianMin” về hệ quả tất yếu của biến cố này, đây cũng là lời nhắc nhở với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngày 30/7/2024, tại Caracas, thủ đô của Venezuela, một người ủng hộ đã hô khẩu hiệu phản đối kết quả bầu cử tổng thống. (Ảnh: Jesus Vargas/Getty Images)

Bất chấp tuyên bố của phe đối lập về chiến thắng vang dội, Ủy ban bầu cử quốc gia Venezuela hôm thứ Hai thông báo rằng ông Maduro đã giành được nhiệm kỳ thứ ba với 51% số phiếu bầu. Đông đảo người biểu tình đã xuống đường, giương cao biểu ngữ và hô khẩu hiệu phản đối tuyên bố thắng cử của Maduro.

Cộng đồng quốc tế lên án Maduro

Chuyên gia truyền thông Wu Jianmin có phân tích cho rằng kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Venezuela rõ ràng là đảng đối lập đã giành thắng lợi hoàn toàn, phe đối lập nhận được ủng hộ rất lớn từ người dân. Tuy nhiên, nhà độc tài Maduro, người đã nắm quyền 12 năm, tự mình tuyên bố chiến thắng.

Vậy ai đã thắng? Theo kết quả bầu cử, đặc biệt là một số lượng lớn các cuộc thăm dò, cho thấy tỷ lệ ủng hộ ứng cử viên đối lập Gonzalez đạt 59,68%, trong khi tỷ lệ ủng hộ Maduro trước bầu cử chỉ là 14,64%.

Vì vậy kết quả bầu cử rất rõ ràng, hầu như những người dân tham gia cuộc bỏ phiếu này đều không có ai bỏ phiếu cho Maduro. Tuy nhiên, nhà độc tài Maduro với súng và dao trong tay không quan tâm đến việc cử tri bỏ phiếu cho ai, ông ta cũng không quan tâm đến việc cộng đồng quốc tế cáo buộc ông ta ăn cắp cuộc bầu cử. Ông ta chỉ muốn dùng quyền lực kiểm soát để được tại nhiệm.

Mặc dù kết quả bầu cử cho thấy ông ta đã bị đánh bại, đặc biệt là những người điều hành Ủy ban Thống kê Bầu cử Trung ương đã phát sóng trực tiếp dữ liệu thống kê trên truyền hình. Mọi người đều thấy rõ ràng tỷ lệ ủng hộ Maduro thấp tận đáy, trong khi lãnh đạo phe đối lập lại ở trên rất xa. Như vậy, Maduro đã hoàn toàn thất bại. Nhưng ông ta không chịu thừa nhận và cử nhiều quân cảnh đến trấn áp. Ông ta còn dùng bộ máy quyền lực đe dọa Ủy ban bầu cử quốc gia Venezuela, để thông báo qua truyền hình và báo chí rằng ông ta đã tái đắc cử với 51% số phiếu.

Không còn nghi ngờ gì nữa, người dân Venezuela đang tức giận trước hành vi đánh tráo kết quả bầu cử trắng trợn của Maduro. Ở tất cả các thành phố trên khắp đất nước, người dân đã xuống đường phản đối Maduro và bày tỏ sự tức giận trước hành vi đánh tráo kết quả bầu cử của Maduro.

Cộng đồng quốc tế đang dậy sóng. Tiếng nói lên án mạnh mẽ hàng đầu hiện nay là từ Tổng thống Argentina Milley của Nam Mỹ. Ông tuyên bố phe đối lập Venezuela đã giành chiến thắng áp đảo và người dân Venezuela đã lựa chọn chấm dứt chế độ độc tài của Maduro. Ông kêu gọi quân đội Venezuela đứng lên bảo vệ ý chí của nhân dân và nền dân chủ của nhân dân nếu Maduro không thừa nhận thất bại.

Cộng đồng quốc tế gần như nhất trí phản đối việc Maduro gian lận bầu cử. Cả Ngoại trưởng Mỹ Blinken, cựu Tổng thống Trump và Tổng thống Chile đều tuyên bố rõ ràng rằng việc Maduro sử dụng lực lượng quân đội và cảnh sát để trấn áp phản kháng của người dân là trái với ý nguyện của người dân, đồng thời kêu gọi quân đội Venezuela đứng về phía nhân dân và bảo vệ nền dân chủ của nhân dân.

Thượng nghị sĩ Mỹ Rubio cũng công bố một bức ảnh Maduro bị Cục Quản lý Thực thi Ma túy Mỹ truy nã vì các hoạt động buôn bán ma túy và rửa tiền ở Mỹ. Cơ quan Mỹ này sẽ thưởng 15 triệu USD cho bất kỳ ai có thể cung cấp bằng chứng để kết tội Maduro, tốt nhất là trực tiếp bắt giữ ông ta. Động thái của ông Rubio nhằm mục đích khuyến khích những người tiếp cận Maduro như quân cảnh hoặc lực lượng bảo vệ tổng thống Venezuela tận dụng cơ hội để bắt giữ Maduro rồi áp giải ông này sang Mỹ để xét xử.

Bây giờ tất cả người dân Venezuela đang xuống đường và kéo đổ tượng Chavez, vì chủ nghĩa xã hội của Chavez đã biến Venezuela từ một nước trong quá khứ phát triển giàu có trở thành nghèo đói. Nhìn cảnh này chắc nhiều người sẽ nhớ đến cảnh người dân Iraq đập nát bức tượng của nhà độc tài Saddam Hussein trước đây.

Nhiều quân nhân và cảnh sát Venezuela hiện giữ thái độ trung lập, họ cho hay sẽ không làm hại người dân. Tất nhiên Maduro chắc chắn có cận vệ là những nhóm côn đồ không muốn để mất quyền lực, bởi vì một khi Maduro thất thủ và bị người dân đưa ra xét xử thì chúng cũng sẽ bị người dân xử lý, do đó chúng bảo vệ kẻ độc tài đàn áp nhân dân và bắn vào nhân dân.

Cảm hứng từ tuổi trẻ Bangladesh

Kể từ khi Maduro lên nắm quyền thì tỷ lệ lạm phát ở Venezuela vốn đã cao lại càng không ngừng lên cao hơn, giá cả tăng vọt khiến người dân khốn khổ. Theo số liệu của Cơ quan Tị nạn Quốc tế, chỉ trong 10 năm từ 2014 đến nay có đến hơn 7 triệu người dân Venezuela đã trốn ra nước ngoài (1/4 dân số đất nước) trong số 28 triệu dân.

Không nghi ngờ gì việc người dân Venezuela muốn đất nước thay đổi, vì vậy trước bầu cử đã có nhiều cuộc thăm dò khác nhau ở Venezuela và mỗi cuộc thăm dò đều cho thấy ứng cử viên đối lập dẫn trước Maduro ít nhất 40 – 50 điểm phần trăm.

Maduro kiểm soát quân đội và gửi quân đến đàn áp phong trào trên quy mô lớn. Quân đội đã phần nào kiềm chế, bởi vì cho dù nhiều lãnh đạo quân sự có phải phục tùng Maduro thì họ cũng không sẵn lòng tùy tiện đàn áp những người dân thể hiện thái độ phản đối. Vì vậy nhiều tướng lĩnh sau khi nghe lời kêu gọi của người biểu tình đã rút quân hoặc yêu cầu quân đội không gây đổ máu. Ngày càng có nhiều tướng lĩnh quân đội hưởng ứng, thậm chí có người còn tham gia biểu tình cùng người dân.

Tình hình hiện tại ở Venezuela đang phải xem liệu người dân có thể lật đổ được nhà độc tài Maduro không.

Mọi người đều đã thấy “cách mạng” từ Bangladesh mới đây khi tất cả sinh viên đại học và thanh niên ở Bangladesh đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ độc tài, tham nhũng cũng như các chính sách chuyên quyền. Trình độ học vấn ở đất nước này rất thấp, những người tốt nghiệp đại học là người tài giỏi trong xã hội, các sinh viên đại học ý thức được điều đó.

Nhưng Bangladesh có hệ thống bảo vệ những kẻ độc tài chuyên quyền một cách trắng trợn, đó là quy định tỷ lệ 5% công chức nhà nước và người trong hệ thống nhà nước là dành cho sinh viên đại học, còn 95% dành cho con cái của các chức sắc trong nước để họ có thể thừa kế đặc quyền của cha mẹ.

Là tầng lớp tinh hoa của xã hội, sinh viên đại học không thể chịu đựng được hệ thống phân cấp dã man này. Ngay cả những người nghèo tốt nghiệp đại học cũng không có cơ hội gia nhập hệ thống này, nên sinh viên đã đứng lên nổi dậy với cái giá phải trả là hàng trăm, thậm chí hàng ngàn sinh viên đại học hy sinh mạng sống, cuối cùng Tòa án tối cao Bangladesh đã phải khuất phục, và bây giờ tỷ lệ đã đảo ngược, tức là 95% sinh viên đại học có thể vào hệ thống nhà nước, trong khi tỷ lệ dành cho con cháu của các chức sắc trong hệ thống giảm xuống còn 5%. Thành tích này đạt được bằng mạng sống và xương máu của đông đảo sinh viên trẻ ở Bangladesh và cuối cùng đã thành công.

Thành công của Bangladesh rõ ràng đã truyền cảm hứng cho người dân Venezuela. Trên thực tế, nhân dân Trung Quốc chưa bao giờ ngừng đấu tranh đã 35 năm trôi qua kể từ sự kiện ngày 4/6/1989. Trong 35 năm này, người dân Trung Quốc đã không ngừng phát động nhiều cuộc đấu tranh để phản đối chế độ độc tài cộng sản, đã hy sinh rất nhiều máu và mạng sống. Dù Trung Quốc chưa thành công nhưng không có nghĩa là sẽ không thành công trong tương lai – có thể thua cả ngàn lần nhưng chỉ cần thắng một lần!

Quốc hữu hóa quân đội là rất quan trọng

Giờ đây nhiều tướng lĩnh quân đội Venezuela đã trở nên rụt rè, không dám tùy tiện thực hiện mệnh lệnh đàn áp nhân dân của Maduro, nêu bật tầm quan trọng của việc quốc hữu hóa quân đội.

Việc quân đội của một nước là thuộc nhân dân hay để bảo vệ đảng phái là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết đối với người dân. Quân đội ở nước dân chủ phải được quốc hữu hóa và không được tuân theo sự sắp xếp của đảng cầm quyền, tức là không có đảng cầm quyền nào có quyền ra lệnh cho quân đội bắn giết người dân.

Hiện Venezuela đang bị bao vây tứ phía. Ngày 29/7, Venezuela đã chủ động tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với các nước Nam Mỹ như Argentina, Chile, Costa Rica, Peru, Panama, Cộng hòa Dominica và Uruguay. Lý do là Maduro cho rằng lãnh đạo và người dân các nước này nghi ngờ Maduro gian lận bầu cử và can thiệp vào công việc nội bộ của ông ta.

Maduro từ lâu đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ. Tháng 1/2019, Mỹ và các nước dân chủ khác đã từ chối công nhận nhiệm kỳ mới của Maduro với lý do nhân quyền, đồng thời mở rộng các lệnh trừng phạt kinh tế, tài chính và thương mại đối với Venezuela. Sau đó Maduro tuyên bố Venezuela cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Đất nước Venezuela sẽ sớm kết thúc thời kỳ Maduro, vì ông ta đã làm nền kinh tế nước này sụp đổ hoàn toàn. Venezuela vốn rất giàu có, có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới và cũng là một trong những nước sản xuất khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới OPEC được thành lập vào năm 1961 bởi Juan Vicente Pérez Mora – người Venezuela. Vào những năm 1970, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Venezuela cao nhất ở Mỹ Latin, khi đó người dân Venezuela rất giàu có.

Nhưng tình hình kinh tế ở quốc gia phát triển nhất Nam Mỹ đã bị phá hủy hoàn toàn bởi hệ thống xã hội chủ nghĩa do Chavez và người kế nhiệm Maduro thúc đẩy. Trước cuộc bầu cử lần trước thời Maduro vào năm 2016, lạm phát Venezuela đã lên tới 290% đến 800%. Đất nước này đã tụt dốc khủng khiếp xuống mức một gia đình chỉ có thu nhập được 130 USD/tháng. Venezuela hiện đang trong tình trạng nghèo đói, thiếu lương thực và thuốc men, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cực kỳ cao và là một trong những nước có tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới.

Tất cả những căn nguyên trên đều xuất phát từ việc Chavez thực hiện chủ nghĩa xã hội ở Venezuela vào năm 1998 sau khi ông ta lên nắm quyền, xích lại gần hơn với tất cả các nước cộng sản và đặc biệt là với ĐCSTQ. Ông ta đã quốc hữu hóa hoàn toàn các công ty dầu mỏ, theo đó dẫn đến tham nhũng lan tràn và làm dân chúng ngày càng nghèo đói. Vì vậy Chavez đã hứng chịu nhiều cuộc đảo chính quân sự và bị dân thường ám sát – tình trạng kéo dài cho đến năm 2011 khi ông ta mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối và bổ nhiệm Maduro khi đó là Phó Tổng thống lên thay.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2013, Maduro hoàn toàn tuân thủ đường lối xã hội chủ nghĩa của Chavez, nền kinh tế Venezuela ngày càng suy thoái, giá dầu lao dốc, tình trạng thiếu nguyên liệu và tỷ lệ siêu lạm phát tăng vọt lên hơn 130.000%, gây ra tình trạng bất ổn xã hội và các cuộc khủng hoảng di cư quy mô lớn. Maduro còn man rợ và vô liêm sỉ hơn Chavez, ông ta đã đánh cắp tài sản nhà nước trên quy mô lớn. Khi ông Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, ông đã phong tỏa hàng chục tỷ USD tài sản của gia đình Maduro ở Mỹ.

Nhưng bây giờ dường như mọi thứ đã đến giới hạn chịu đựng của người dân Venezuela, họ không muốn tiếp tục nhịn nhục nữa. Dù vậy trong bối cảnh đất nước đang hỗn loạn, còn phải chờ xem những thay đổi chính trị sẽ xảy ra như thế nào.

Tiêu Nhiên

Published by
Tiêu Nhiên

Recent Posts

Đức phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm biến thể mới của virus đậu mùa khỉ

Ca đầu tiên nhiễm biến thể mới clade 1b của virus đậu mùa khỉ (mpox)…

4 giờ ago

Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Đông thúc đẩy đàm phán ngừng bắn

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có mặt tại Israel ngày 22/10, điểm dừng chân đầu…

4 giờ ago

TP.HCM dự kiến xây 42 công viên dọc bờ sông Sài Gòn

TP.HCM dự kiến xây dựng 42 công viên dọc hành lang sông Sài Gòn để…

8 giờ ago

Bờ biển ở Thừa Thiên – Huế sạt lở bất thường hàng trăm mét

Đoạn bờ biển dài khoảng 300m ở xã Phú Thuận bị sạt lở nghiêm trọng,…

8 giờ ago

Bão Trà Mi hướng vào Việt Nam, giật cấp 15 khi vượt qua quần đảo Hoàng Sa

Bão Trà Mi mạnh lên từ áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines, sẽ vào…

9 giờ ago

Năm 2023, Quỹ Bảo hiểm y tế chi khám chữa bệnh 124.300 tỷ, phí quản lý hơn 3.900 tỷ

Trong năm 2023, tổng số chi của Quỹ Bảo hiểm y tế là hơn 140.000…

12 giờ ago