Trước thông tin chính phủ nhiều quốc gia như Mỹ, Canada, Úc… sẽ tiến hành chế tài các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng như công ty Trung Quốc tham gia đàn áp nhân quyền thông qua các đạo luật tương tự “Đạo luật Magnitsky”, không ít quan chức và cảnh sát cảm thấy hết sức lo lắng và sợ hãi.
Điều này không khó lý giải.
“Đây là một ví dụ chân thực. Một người Nga gửi tiền tại ngân hàng Thụy Sỹ. Ông bị Mỹ liệt vào danh sách chế tài. Ngân hàng Thụy Sỹ từ chối chuyển số tiền gửi của ông, bởi vì họ không muốn vi phạm quy định chế tài ‘Luật Magnitsky’ của Mỹ,” ông Bill Browder, Giám đốc điều hành kiêm người sáng lập Hermitage Capital Management nhận định.
“Cho nên, Luật Magnitsky của Mỹ sẽ khiến cho thị thực của những người bị chế tài bị hủy bỏ hoặc từ chối cấp, tài khoản của họ tại các ngân hàng trên thế giới sẽ bị đóng băng. Đây là lý do vì sao mà công cụ này, là có hiệu quả khi áp dụng với những sự việc đáng sợ xảy ra ở Trung Quốc hiện nay,” ông Bill Browder cho hay.
Ông Bill Browder cũng là người thúc đẩy dự luật “Đạo luật Magnitsky”. Ngày 26/9, ông đã tham gia “Diễn đàn Trung Quốc” được tổ chức thường niên tại toà nhà của Thượng viện Liên bang Mỹ do “Quỹ tưởng niệm nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản” tổ chức.
Tại Diễn đàn Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho biết, quan chức ĐCSTQ, các công ty thực thể Trung Quốc tham gia vào bức hại nhân quyền sẽ đối mặt với chế tài bởi công cụ pháp luật như “Luật Magnitsky”. Ông Bill Browder nhấn mạnh, bị Mỹ liệt vào danh sách chế tài, là một việc khiến người khác sợ hãi.
Ông nói: “Một người bị Mỹ liệt vào danh sách chế tài, từng ngân hàng trên thế giới đều sẽ nhận được thông báo. Không có bất cứ ngân hàng nào làm việc trái với quy định chế tài của Mỹ, bởi vì những ngân hàng này sẽ phải đối mặt với mức phạt gấp 3 lần người bị chế tài.”
Luật Magnitsky được Tổng thống Mỹ ký và chính thức trở thành luật vào cuối năm 2016. Luật này cho phép Mỹ tiến hành thực thi chế tài đối với bất cứ người bức hại nhân quyền ở quốc gia khác, từ chối cấp thị thực Mỹ, đóng băng tài sản của họ tại Mỹ, v.v.
Năm 2017, cựu Cục trưởng phân cục Công an quận Triều Dương, thành phố Bắc Kinh là Cao Nham, đã bị Mỹ liệt vào danh sách công khai chế tài.
Dư luận suy đoán, những người sắp bị Mỹ liệt vào danh sách công khai chế tài, rất có thể là Thường uỷ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí Thư đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc. Những báo cáo liên quan cho thấy, các trại giáo dục cải tạo Tân Cương đang giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, bảo vệ tự do tôn giáo là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách ngoại giao của chính phủ Tổng thống Trump. Theo trang mạng Minghui, nhận lời kêu gọi của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhiều đoàn thể tôn giáo đã cung cấp danh sách thủ phạm bức hại. Đầu năm nay, quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, có 28 quốc gia đã chế định hoặc đang chuẩn bị chế định luật tương tự như Luật Magnitsky của Mỹ, từ chối cấp thị thực và đóng băng tài sản của người bức hại nhân quyền.
Học viên Pháp Luân Công tại Mỹ đã trình danh sách người bức hại Pháp Luân Công lên Bộ Ngoại giao Mỹ, danh sách mới nhất bao gồm Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, Chu Vĩnh Khang, v.v. Trước đó quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông báo cho những người tập Pháp Luân Công rằng, năm gần đây có nhiều người Trung Quốc đã bị từ chối cấp thị thực vì tham gia bức hại Pháp Luân Công. Vợ hoặc chồng, con cái của những người bức hại cũng bị liệt vào danh sách trừng phạt.
Phát biểu tại “Diễn đàn Trung Quốc” do Thượng viện Mỹ tổ chức, ông Kyle Bass, người sáng lập Quỹ phòng ngừa rủi ro Hayman Capital cho biết, Mỹ nắm nhiều lá bài tốt trong việc đối kháng và cân bằng với ĐCSTQ.
Ông nói: “Nếu chúng ta vận dụng Luật Magnitsky, thực thi chế tài đối với những hành vi xâm hại nhân quyền ở Tân Cương và những khu vực khác ở Trung Quốc, thì thực tế chúng ta sẽ nắm trong tay tất cả các lá bài.”
“Cuộc chiến tranh lạnh giữa thế giới phương Tây và ĐCSTQ đã kéo dài 20 năm, nhưng chúng ta chỉ mới ý thức được điểm này trong vài năm gần đây”, ông cho biết, trong nhiều phương diện, Mỹ đã ý thức được và đang thức tỉnh.
Các chuyên gia tham dự diễn đàn cho biết, ĐCSTQ trở thành mối đe doạ đối với toàn bộ Trung Quốc và xã hội quốc tế.
Cựu nghị viên Hội đồng lập pháp Hồng Kông, người sáng lập Đảng Demosistō La Quán Thông (Nathan Law) nói: “Hôm nay Tân Cương, ngày mai Hồng Kông; hôm nay Hồng Kông, ngày mai Đài Loan.” Anh cho biết, cộng đồng quốc tế cần có hành động chung, ngăn chặn hành vi khủng bố của ĐCSTQ.
Hơn 3 tháng qua, hàng triệu người Hồng Kông đã công khai đứng ra để biểu đạt yêu cầu một cách hòa bình với chính phủ Hồng Kông cùng chính quyền Bắc Kinh. Nhưng cảnh sát Hồng Kông lại liên tiếp sử dụng bạo lực nhắm vào người biểu tình như ném lựu đạn, bắn đạn cao su, xịt hơi cay, đánh đập, phun vòi rồng, thậm chí bị cho là huy động cả xã hội đen. Dư luận nghi ngờ có 3 người đã bị cảnh sát đánh đến chết ở nhà ga Prince Edward.
Giám đốc Quỹ tưởng niệm nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản Marion Smith nói: “Cảnh sát Hồng Kông cho biết, họ cần nổ súng … đây là một tiếng chuông cảnh báo.”
“Người Hồng Kông chỉ là đang đấu tranh vì tự do, quyền lợi và dân chủ của họ, đây là quyền lợi mà trước đó họ được hưởng. Người Hồng Kông đang đấu tranh vì xung đột văn minh giữa dân chủ và chủ nghĩa cộng sản.”
Giáo sư Adrian Zenz thuộc Học viện Văn hoá và Thần học châu Âu cho hay, sự bức hại của ĐCSTQ đối với người dân là hết đoàn thể này đến đoàn thể khác. Ông nhận thấy, bắt đầu từ thế kỷ 21, các phương thức như “giáo dục chuyển hóa” được ĐCSTQ dùng để bức hại Pháp Luân Công, cưỡng chế người tập Pháp Luân Công từ bỏ tín ngưỡng, hiện tại đang được họ dùng rộng rãi trong các trại giáo dục cải tạo tại Tân Cương.
Thượng nghị sĩ Mỹ Ted Cruz tham gia diễn đàn lần này này có bài phát biểu. Ông kêu gọi, chính phủ Mỹ chủ động phơi bày sự thật tà ác của ĐCSTQ bức hại người dân.
“Bạo chính sợ ánh sáng.” “Bạo chính và độc tài sợ sự thật, bởi vì sự thật là có sức mạnh”.
Ông Ted Cruz nói, chính quyền bạo chính ĐCSTQ bức hại người tập Pháp Luân Công, tín đồ Cơ đốc giáo, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, những nhân sĩ bất đồng chính kiến.
“Các đoàn thể nhân quyền tin rằng, ĐCSTQ không chỉ dùng cực hình giày vò, mà còn mưu sát người tập Pháp Luân Công, cưỡng chế thu hoạch tạng trên quy mô lớn … đây là hành vi man rợ và khủng bố.”
Ông cho biết, bức tường Berlin sụp đổ và Cộng sản Liên Xô giải thể đã xảy ra dưới “sức mạnh của sự thật”.
Hạ nghị sĩ Chris Smith cũng tham gia hoạt động này, trả lời phỏng vấn của Epoch Times ông nói, ông hy vọng Mỹ sẽ đặt nhân quyền vào vị trí trung tâm trong quan hệ Mỹ – Trung.
Ông Chris Smith từng tổ chức 68 cuộc điều trần về nhân quyền tại Quốc hội Mỹ. Ông nói, một khi “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” được thông qua, điều này có nghĩa là hàng loạt chính sách quan trọng được thi hành.
Hiện tại, Uỷ ban Đối ngoại lưỡng viện Mỹ đã thông qua, và đang đợi bỏ phiếu toàn viện cho “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông”, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ hàng năm sẽ đánh giá về tự trị của Hồng Kông, và thực thi chế tài đối với những người xâm phạm nhân quyền.
Huệ Anh
Xem thêm:
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…
Gần 150 bộ hài cốt được phát hiện khi công nhân thi công cải tạo…
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…