Nguyên nhân khiến ông Kim Jong-un không từ bỏ vũ khí hạt nhân, có khả năng lớn là do sợ kết cục của mình giống như cựu Tổng thống Libya Moammar Gadhafi, theo phân tích của CNCB.
Theo đài CNCB (Mỹ) đưa tin, việc ông Kim Jong-un không từ bỏ vũ khí hạt nhân có quan hệ rất lớn tới thảm cảnh cuối đời của ông Gadhafi. Dường như ông Kim Jong-un đã học được bài học từ cái chết của cựu Tổng thống Libya, do đó mới lấy vũ khí hạt nhân làm công cụ để bảo vệ chính quyền của mình.
Trong bản tin của CNBC có nói, năm 2003, ông Gadhafi đồng ý với yêu cầu của các nước phương Tây, đó là từ bỏ phát triển vũ khí hạt nhân. Sau đó đến năm 2011, ông bị NATO và phiến quân Libya lật đổ, kết thúc gần 42 năm thống trị chuyên chế đối với Libya. Ngày 20/10/2011, ông bị binh lính đánh chết trên đường phố. Có chuyên gia cho rằng, ông Kim Jong-un đã ghi nhớ kỹ trong đầu bài học này nên mới khiến ông kiên quyết phát triển vũ khí hạt nhân đến vậy.
Năm 1969, ông Gadhafi từ một người lãnh đạo quân đội đã gây chính biến giành chính quyền, từ đó ông thi hành chế độ thống trị độc tài, đồng thời tuyên truyền sùng bái và thần tượng hóa cá nhân mình, lấy danh nghĩa xã hội chủ nghĩa, nhưng ông lại phá hoại trật tự quốc tế và xâm hại nhân quyền, bên cạnh đó còn tài trợ chủ nghĩa khủng bố và phát triển vũ khí có sức phá hoại cực mạnh.
Bản tin cũng cho rằng, thực ra ông Kim Jong-un và ông Gadhafi có điểm tương đồng có thể thấy rõ là, hai người đều xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa độc tài, và cổ súy sùng bái cá nhân, phá hoại trật tự quốc tế và xâm hại nhân quyền.
Theo ông Guo Yu, nhà phân tích hàng đầu châu Á thuộc Cơ quan phân tích rủi ro Verisk Maplecroft của Anh cho biết, bởi có tiền lệ Libya và Iraq, cho nên nếu từ bỏ kế hoạch vũ khí sát thương trên diện rộng (WMD), thì có thể sẽ bị nước ngoài tấn công vào và chính quyền sẽ bị lật đổ. Triều Tiên vẫn luôn tin chắc rằng họ cần duy trì sức ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân, và họ lại càng tin chắc rằng là một quốc gia có chủ quyền, họ có quyền lợi làm như thế.
Phần cuối của bản tin nói, năm 2009, khi ông Gadhafi thăm Ý đã từng nói: “Chúng tôi hy vọng Libya có thể trở thành tấm gương cho nhiều nước khác.” Nhưng điều mỉa mai là, làm gương cho người khác lại chính là một “chính quyền lưu manh”.
Do Triều Tiên là một nước đóng kín, nên người dân bình thường không cách nào truy cập internet hoặc tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và chính quyền Triều Tiên cũng tin tưởng tuyệt đối vào lãnh đạo.
Theo United Press International dẫn nguồn tin từ truyền thông Hàn Quốc nói, năm học 2015, chính quyền Triều Tiên đã tăng thêm môn học “Hoạt động cách mạng của Kim Jong-un”, cuốn sổ tay phân phát cho giáo viên chính là phương châm chỉ đạo giảng bài của môn học này. Nhưng sổ tay giáo viên lại không đề cập đến lịch sử Triều Tiên, ngược lại chỉ nói đến những chuyện vụn vặt thời niên thiếu của ông Kim Jong-un.
Trong cuốn sổ tay giáo viên có nói, ông Kim Jong-un giỏi vẽ tranh, cũng hiểu về sáng tác nhạc, thậm chí còn kể về sự tích “anh dũng” của ông Kim Jong-un lúc 3 tuổi học lái xe và 9 tuổi thi lái du thuyền. Trong đó có nói, năm ông Kim Jong-un 9 tuổi, ông đã có cuộc đua du thuyền với giám đốc điều hành công ty du thuyền nước ngoài đến thăm Triều Tiên, kết quả ông Kim Jong-un thắng.
Vương Quân
Xem thêm:
Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…
Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…
Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…
Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…
Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…
Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…