Vương Hữu Quần: Cuộc chiến Nga – Ukraine đã cho ĐCSTQ một bài học

Các thế lực tà ác nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang kêu gọi dùng vũ lực tấn công Đài Loan. Cách đây không lâu, truyền thông bên ngoài Trung Quốc có bối cảnh liên quan đến cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng đã đăng bài viết “Giang Trạch Dân: Vấn đề Đài Loan là mối bận tâm lớn nhất của tôi”. Bài viết đặc biệt dẫn lời ông Giang nói rằng: “Nếu chúng ta muốn hành động quân sự (đối với Đài Loan), thì nên thực hiện sớm, không nên làm muộn.” Ý đồ của bài viết này rất rõ ràng, chính là thúc giục ông Tập Cận Bình sớm dùng vũ lực đối với Đài Loan.

Kết quả sau cuộc không khích của quân Nga vào Malyn và Zhytomyr của Ukraine. (Nguồn: Ảnh từ Twitter Quốc hội Ukraine)

Cuộc chiến Nga – Ukraine đang diễn ra và phản ứng của cộng đồng quốc tế dường như đã cho ông Tập và lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ một bài học: Đừng hành động hấp tấp về vấn đề Đài Loan, nếu không, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng nổi.

Thứ nhất, ĐCSTQ vẫn là đối thủ số một của Mỹ

Trước khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, Tổng thống Mỹ Biden đã nói rõ rằng Mỹ sẽ không gửi quân đến Ukraine. Tổng thư ký NATO Stoltenberg cũng nói rõ rằng NATO sẽ không gửi quân đến Ukraine.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về thái độ của Mỹ và NATO. Tác giả bài viết này tin rằng từ khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bùng nổ vào năm 2018, đến năm 2019, ĐCSTQ tiếp tục leo thang trấn áp bạo lực phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông. Đến năm 2020, ĐCSTQ đã để virus Trung Cộng (virus corona mới gây bệnh viêm phổi Vũ Hán, COVID-19) lây lan ra thế giới. Đến năm 2021, ĐCSTQ rầm rộ thực hiện “ngoại giao chiến lang” đối với nhiều nước như Canada, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, Litva và gây “áp lực tối đa” đối với Đài Loan, v.v., đã khiến Mỹ nhận ra rằng ĐCSTQ đang mối đe dọa số một trên thế giới hiện nay.

Trong thời gian ông Trump tại nhiệm, chiến lược đối ngoại của Mỹ đã coi ĐCSTQ là đối thủ số một của Mỹ. Sau khi ông Biden nhậm chức Tổng thống, mặc dù cách nói không trực tiếp như thời chính quyền Trump, nhưng ông vẫn coi ĐCSTQ là “đối thủ cạnh tranh” số một.

Mỹ là nước lớn nhất trong số 30 nước NATO, việc Mỹ quyết định không gửi quân tới Ukraine ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của NATO về việc có gửi quân tới Ukraine hay không. Mỹ không gửi quân và NATO không gửi quân, cuộc chiến Nga – Ukraine sẽ chỉ giới hạn trong phạm vi hai nước, và nó sẽ không diễn biến thành một cuộc chiến giữa Mỹ và Nga, sẽ không diễn biến thành đại chiến giữa Mỹ và Nga, đại chiến giữa Mỹ – Nga – châu Âu, càng không thể diễn biến thành đại chiến thế giới.

Trong vài thập kỷ qua, Mỹ đã liên tiếp tham gia vào các cuộc chiến ở Afghanistan, Iraq và nhiều nơi khác, cho phép ĐCSTQ, vốn nên là tâm điểm của thế giới, tránh khỏi các các nguy cơ hết lần này đến lần khác và thậm chí thành “ngư ông đắc lợi”.

Lần này, Mỹ không gửi quân đến Ukraine, không khiến mình bị rơi vào chiến trường Ukraine, và có thể tập trung lực lượng chống lại đối thủ số một của Mỹ, tức ĐCSTQ.

Thứ hai, ĐCSTQ sẽ đối mặt với việc bị toàn thế giới cô lập

Sau khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, dư luận quốc tế hết hết sức ủng hộ Ukraine và lên án Nga.

Một trong những điểm nổi bật là cuộc họp đặc biệt khẩn cấp do Liên Hợp Quốc triệu tập vào ngày 2/3. Tham dự cuộc họp này có 193 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Cuộc họp đã thông qua một nghị quyết về tình hình Ukraine do hơn 90 quốc gia trong đó có Ukraine cùng đệ trình. Kết quả bỏ phiếu thông qua nghị quyết là: 141 phiếu thuận, 5 phiếu chống và 35 phiếu trắng.

Nghị quyết “lên án hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine bằng những từ ngữ mẽ nhất”, yêu cầu Moscow ngừng ngay lập tức việc sử dụng vũ lực và “rút toàn bộ quân Nga ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi biên giới Ukraine được quốc tế công nhận”. Nghị quyết cũng kêu gọi Nga đảo ngược quyết định công nhận hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine là “các khu vực độc lập”.

Trong những năm gần đây, ĐCSTQ luôn coi việc phát triển “quan hệ đối tác chiến lược” với Nga là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của mình, và luôn có ý “liên minh với Nga để chống lại Mỹ”. ĐCSTQ thậm chí còn tuyên bố rằng “Trung Quốc và Nga không phải là đồng minh, nhưng tốt hơn cả đồng minh”. Tuy nhiên, ĐCSTQ không dám công khai đứng về phía Nga trong cuộc bỏ phiếu tại cuộc họp đặc biệt khẩn cấp của Liên Hợp Quốc, mà chọn cách bỏ phiếu trắng.

Kể từ khi chiến tranh thương mại Trung – Mỹ bùng nổ, ĐCSTQ ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.

Vào năm 2021, ĐCSTQ đã “long trọng” tổ chức sự kiện kỷ niệm 100 năm thành lập đảng tại Bắc Kinh mà không có bất kỳ nguyên thủ quốc gia và thủ tướng chính phủ nước ngoài nào tham dự. Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 vấp phải sự tẩy chay ngoại giao của nhiều quốc gia do Mỹ đứng đầu. ĐCSTQ đã “chi” 500 tỷ nhân dân tệ để mời Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhà lãnh đạo của nước lớn duy nhất; cam kết cung cấp 500 triệu đô la Mỹ hỗ trợ miễn phí cho 5 nước Trung Á trong 3 năm tới để mời các nguyên thủ của 5 nước này; cam kết đầu tư 23 tỷ đô la Mỹ để mời Tổng thống Argentina. Nếu ĐCSTQ không tiêu nhiều tiền, có thể có rất ít nguyên thủ quốc gia hoặc thủ tướng các nước ủng hộ ĐCSTQ.

Nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan bằng vũ lực, sự cô lập quốc tế mà ĐCSTQ gặp phải có thể nghiêm trọng hơn so với việc Nga xâm lược Ukraine.

Thứ ba, ĐCSTQ sẽ đối mặt với trừng phạt nghiêm trọng

Sau khi Chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, nhiều quốc gia trong thế giới tự do do Mỹ dẫn đầu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Nga. Quan trọng nhất trong số này là các biện pháp trừng phạt tài chính.

Nhiều quốc gia như Mỹ và châu Âu đã loại các ngân hàng quan trọng nhất của Nga ra khỏi “Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu” (SWIFT). Điều này tương đương với việc cắt đứt kết nối giữa các ngân hàng quan trọng nhất của Nga với hệ thống ngân hàng toàn cầu.

Mỹ và Liên minh châu Âu đóng băng dự trữ ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Nga. Các khoản tiền bị đóng băng tương đương khoảng 460 tỷ đến 630 tỷ đô la Mỹ. Kết quả là đồng tiền rúp của Nga mất giá hơn 30% trong một đêm và dự kiến ​​sẽ tiếp tục mất giá.

Ngày 2/3, giá cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước Nga, Sberbank, tại London, đã giảm mạnh tới 95%. Gần như chỉ sau một đêm, cổ phiếu trị giá khoảng 15 USD/ cổ phiếu này đã giảm mạnh xuống còn 0,011 USD/ cổ phiếu, giảm hơn 99,9%. Cổ phiếu của Lukoil của Nga, được biết đến là công ty dầu khí nhất thể hóa theo chiều dọc lớn nhất thế giới, đã giảm 99,7%. Cổ phiếu của Novatek, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên độc lập lớn nhất của Nga, giảm 99,6%.

Các biện pháp trừng phạt đối với Nga của Thụy Sĩ, một “quốc gia vĩnh viễn trung lập”, đặc biệt thu hút được sự chú ý.

Vào ngày 28/2, Thụy Sĩ đã quyết định áp dụng tất cả các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga. Thụy Sĩ sẽ đóng băng tài sản của 363 cá nhân và 4 công ty, bao gồm cả Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Mishustin và Ngoại trưởng Lavrov.

Đây là sự trừng phạt toàn diện hiếm hoi đối với Nga của thế giới tự do do Mỹ đứng đầu. Do đó, Nga sẽ bị cô lập khỏi hệ thống tài chính, thương mại và hợp tác công nghệ tiên tiến trên toàn cầu.

Nền kinh tế Nga đang trì trệ và chủ yếu được duy trì bằng việc bán dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và vũ khí. GDP của Nga chỉ tương đương với tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và các nước nếu tiếp tục kéo dài có thể dẫn đến nền kinh tế Nga sụp đổ.

Nếu ĐCSTQ phát động một cuộc tấn công quân sự nhằm vào Đài Loan, các lệnh trừng phạt quốc tế mà ĐCSTQ gặp phải chắc chắn sẽ hà khắc hơn so với việc Nga xâm lược Ukraine.

Thứ tư, Mỹ rất có thể hỗ trợ bảo vệ Đài Loan

Một điểm khác biệt lớn giữa Đài Loan và Ukraine là: Đài Loan có một bình phong tự nhiên, tức eo biển Đài Loan, rộng 200 km về phía bắc, 400 km về phía nam, độ rộng trung bình 180 km và điểm hẹp nhất có độ rộng 126 km. Khi đó, quân đội của Hitler đã tràn qua lục địa châu Âu, tuy nhiên đối mặt với nơi hẹp nhất của eo biển Manche chỉ có 34 km, họ đã tìm mọi cách nhưng cuối cùng vẫn không đột phá được và đổ bộ vào đất liền nước Anh. “Nơi hiểm yếu tự nhiên” của eo biển Đài Loan là một bình phong khổng lồ gây trở ngại cho việc ĐCSTQ tấn công Đài Loan.

Đài Loan nằm ở vị trí then chốt trong “Chuỗi đảo đầu tiên” (First island chain) của thế giới tự do do Mỹ đứng đầu để đề phòng sự đe dọa của ĐCSTQ, và hòn đảo này cũng nằm ở vị trí then chốt trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. An ninh của Đài Loan liên quan trực tiếp đến an ninh của Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Philippines và các bên tranh chấp chủ quyền khác trên các đảo ở Biển Đông, và cả an ninh của Mỹ.

Nếu Đài Loan thất thủ, thì sẽ xảy ra một loạt phản ứng dây chuyền, gây nguy hiểm trực tiếp cho Mỹ. Các tàu chiến của ĐCSTQ có thể lái thẳng từ Đài Loan vào Thái Bình Dương; tên lửa xuyên lục địa của ĐCSTQ có thể từ Đài Loan tấn công trực tiếp vào lục địa Mỹ. Vì an ninh của chính mình, Mỹ không thể từ bỏ Đài Loan và làm ngơ khi ĐCSTQ tấn công Đài Loan bằng vũ lực.

Đài Loan được Mỹ gọi là hình mẫu về dân chủ, một đối tác đáng tin cậy và là một sức mạnh lương thiện trên thế giới. Trong những năm gần đây, dưới áp lực toàn diện của ĐCSTQ, Đài Loan đã tạo nên kỳ tích dân chủ, kỳ tích kinh tế, kỳ tích phòng chống dịch bệnh, thể hiện sức sống mạnh mẽ.

Công ty TSMC, với ngành công nghiệp trụ cột chiến lược của Đài Loan, là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, Mỹ có nhu cầu lớn về điện thoại di động, máy tính, ô tô, máy bay, tàu sân bay, nhà máy điện hạt nhân và vũ khí tối tân.

Tinh thần tự lực tự chủ, tự lập, tự cường mà Đài Loan triển hiện đã trở thành điều kiện quan trọng để Đài Loan giành được sự giúp đỡ của người khác.

Vào ngày 21/10 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Biden tham gia hội nghị tòa thị chính do CNN tổ chức ở thành phố Baltimore (tiểu bang Maryland) và được hỏi liệu Mỹ có bảo vệ Đài Loan nếu Đài Loan bị ĐCSTQ tấn công hay không, ông Biden nói rõ: “Có, chúng tôi có cam kết về việc này.”

Trong khi Nga xâm lược Ukraine, vào ngày 1/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cử cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Michael Mullen dẫn đầu một phái đoàn cấp cao liên đảng tới thăm Đài Loan. Vào ngày 26/2, tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan. Điều này cũng cho thấy Chính phủ Mỹ hiện rất coi trọng vấn đề an ninh của Đài Loan.

Căn cứ quân sự quan trọng nhất của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương là Guam, nơi triển khai một nhóm tàu sân bay chiến đấu, máy bay siêu thanh tiên tiến nhất v.v. Mỹ cũng có các căn cứ quân sự ở Gyeonggi-do (Hàn Quốc) Okinawa (Nhật Bản) và Vịnh Subic (Philippines).

Nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực, Mỹ có thể gửi quân đến trợ giúp từ các căn cứ như Guam và Okinawa.

Lời kết

Chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ nằm ngoài dự đoán của nhiều người. Đó vừa là điều xấu vừa là điều tốt. Đối với người dân Ukraine, đây chắc chắn là một thảm họa vô cùng lớn. Tuy nhiên, đối với ông Tập Cận Bình và các lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ, thì nó có tác dụng báo trước hậu quả của việc phát động cuộc chiến đối với Đài Loan.

Cuộc chiến Nga – Ukraine đã phơi bày những vấn đề nghiêm trọng của Putin ở nhiều phương diện như chiến lược, chiến thuật, động viên quân sự, trang bị vũ khí, vật tư hậu cần và sự trấn an lòng dân. Nếu chiến tranh tiếp tục và các lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế tiếp tục, những ngày tháng tiếp theo của Putin sẽ rất khó khăn.

Từ vết xe đổ này, chính quyền ĐCSTQ liệu có rút ra bài học hay không? Câu trả lời chỉ có thể do chính ĐCSTQ đưa ra?

Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm và lập trường của cá nhân tác giả, bản gốc được đăng trên Epoch Times)

Vương Hữu Quần

Published by
Vương Hữu Quần

Recent Posts

Một huyện của tỉnh Quảng Nam công bố dịch bệnh chó dại

Trong vòng một tuần, huyện Nông Sơn (tỉnh Quảng Nam) đã phát hiện 5 con…

51 phút ago

Hiện tượng hiếm: Nước biển dâng cao tràn vào nội thành tại nhiều tỉnh thành ở Trung Quốc

Tại Trung Quốc vào tháng trước chứng kiến hiện tượng hiếm thấy khi nước biển…

60 phút ago

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM bị khởi tố

Viện trưởng Viện Y Dược học dân tộc TP.HCM - ông Huỳnh Nguyễn Lộc bị…

1 giờ ago

Vụ án UFO lớn nhất Trung Quốc: 3 lần mất tích bí ẩn

Vào ngày 28/7, mẹ của Hoàng Diên Thu phát hiện con trai mất tích, cả…

1 giờ ago

Ông Kim Jong Un cáo buộc Hoa Kỳ gây căng thẳng, cảnh báo về chiến tranh hạt nhân

Ông Kim Jong Un đã cáo buộc Hoa Kỳ gia tăng căng thẳng và khiêu…

1 giờ ago

Thượng nghị sĩ Mike Rounds giới thiệu dự luật xóa bỏ Bộ Giáo dục Hoa Kỳ

Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mike Rounds đại diện tiểu bang Nam Dakota đã…

2 giờ ago