Vào thời điểm nhạy cảm khi Đài Loan chuẩn bị bầu tổng thống, Washington tự tin rằng có thể tránh được tình trạng leo thang căng thẳng ngay lập tức ở eo biển Đài Loan, dù về lâu dài bất kỳ tình huống nào cũng có thể xảy ra.
Tổng thống Biden dự kiến sẽ cử một phái đoàn không chính thức đến Đài Loan sau cuộc bầu cử tổng thống vào thứ Bảy (13/1). Các quan chức Mỹ cho biết, hợp tác quân sự và thương mại với hòn đảo này sẽ không suy yếu.
Tuy nhiên, theo VOA dẫn lời các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, việc cử phái đoàn này không mâu thuẫn với thông lệ trước đây của Mỹ, chủ yếu là để truyền đạt trực tiếp lập trường của Mỹ tới tổng thống mới đắc cử và các ứng cử viên khác.
Hoa Kỳ tin rằng đây là chìa khóa cho khả năng của Hoa Kỳ trong việc giải quyết một cách hiệu quả và kiến tạo hòa bình, ổn định ở eo biển Đài Loan. Vì vậy, cách làm này đã có tiền lệ và không phải là cái cớ để Trung Quốc leo thang tình hình.
AFP đưa tin từ Washington rằng sau khi Tổng thống Biden và ông Tập Cận Bình gặp nhau ở San Francisco, mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đã ấm lên đôi chút. Vào thời điểm quan trọng trong cuộc bầu cử ở Đài Loan, quan chức ở Washington cảnh báo Bắc Kinh tránh “các hành động khiêu khích”.
Về phía Đài Loan, sự khác biệt sâu sắc giữa các đảng phái về lập trường của Trung Quốc cũng được thu hẹp trước sự hung hăng của Bắc Kinh, trước việc Trung Quốc đàn áp Hồng Kông và chiến tranh Nga – Ukraine.
Bà Oriana Skylar Mastro, chuyên gia về các vấn đề Đài Loan tại Đại học Stanford, cho rằng thời điểm diễn ra cuộc bầu cử ở Đài Loan có ý nghĩa lịch sử to lớn, nhưng cuộc bầu cử này sẽ ít tác động hơn đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Các ứng cử viên hàng đầu đã lùi một bước so với mục tiêu của những người tiền nhiệm, cả trong việc công khai thảo luận về nền độc lập của Đài Loan, cũng như hội nhập kinh tế với Trung Quốc.
Tập đoàn Eurasia đã hạ thấp nguy cơ xung đột trong báo cáo thường niên của mình. Họ lưu ý rằng căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã giảm bớt, ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), ứng cử viên tổng thống Đảng Dân Tiến cầm quyền, cũng đưa ra tuyên bố thận trọng.
Ông Ian Bremmer, Chủ tịch Tập đoàn Eurasia, cho biết, khả năng Trung Quốc tấn công Đài Loan vào năm 2024 là cực kỳ nhỏ.
Ông Lại Thanh Đức từng tuyên bố rằng ông là một “người Đài Loan độc lập thực dụng”. Hôm thứ Ba (9/1), ông lại nói rằng không cần thiết phải tuyên bố độc lập, “Trung Hoa Dân Quốc đã là một quốc gia có chủ quyền và độc lập”.
Từ nhận xét của ông Lại Thanh Đức có thể thấy, hiện ông đang tìm cách làm suy yếu hình ảnh “Đài Loan độc lập” của mình để lấy lòng tin của Nhà Trắng.
Ngày 27/12/2023, Chính phủ Trung Quốc đe dọa sẽ áp thêm chế tài thương mại lên Đài Loan nếu đảng cầm quyền tại hòn đảo này “bướng bỉnh” theo đuổi ủng hộ “Đài Loan độc lập”, Reuters đưa tin.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là tỉnh ngoài khơi xa của họ và phản đối các cuộc bầu cử tại đây, đồng thời luôn tìm cách ép Đài Loan phải chấp nhận những tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Các đối thủ của ông bao gồm ông Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-ih) của Quốc Dân Đảng và ông Kha Văn Triết (Ko Wen-je), cựu thị trưởng Đài Bắc kiêm chủ tịch Đảng Nhân dân.
Ông Hầu Hữu Nghi là người kế thừa của những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc đã bị đánh bại năm 1949, chủ trương hòa giải với Trung Quốc. Ông Kha Văn Triết ủng hộ con đường thứ ba.
Ông Scott Kennedy tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tin rằng chính quyền Biden không có ứng cử viên nổi tiếng trong cuộc đua bầu cử tổng thống Đài Loan. Nhưng mặt khác, ông cũng tự hỏi nếu ông Lại thua cuộc, liệu Quốc hội Hoa Kỳ có thất vọng hay không.
Trung Quốc thù ghét Đảng Dân Tiến và ứng viên tổng thống của đảng này, kiêm phó Tổng thống đương nhiệm Lại Thanh Đức. Bắc Kinh quy kết ông Lại và Đảng Dân Tiến là “kẻ ly khai”. Ông Lại đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử.
Gần đây, trong một chương trình của Fox News, ông Kennedy nói rằng Hoa Kỳ không nên trì hoãn hành động phòng thủ vì sợ chọc giận Trung Quốc, bởi điều này sẽ chỉ khuyến khích họ hung hăng hơn.
Năm ngoái, Giám đốc Cục Tình báo Hoa Kỳ (CIA), ông Bill Burns cho biết, Trung Quốc hy vọng sẽ chiếm được Đài Loan vào năm 2027, nhưng tình thế khó khăn của Nga ở Ukraine có thể kìm hãm sự nhiệt tình của Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo bà Mastro, cuộc bầu cử ở Đài Loan sẽ không làm thay đổi các mục tiêu dài hạn của Chính phủ Trung Quốc. Bà nói thêm, Trung Quốc muốn chính thức nắm quyền kiểm soát hòn đảo này, và điều đó sẽ không khả thi nếu không sử dụng hình thức vũ lực nào đó.
Đâu đó và ngay đây, vẫn có những người với người vẫn tin và thương…
Đề xuất của Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Google phải bán trình duyệt Chrome…
Đội hình Phalanx gắn liền với những cuộc chinh phục của Alexander Đại Đế.
Phát biểu của bà Zakharova vào thứ Năm (21/11) mô tả Estonia và các quốc…
Xinh đẹp là một loại phúc báo, nhưng nhan sắc là yếu tố bên ngoài…
Nhà Hậu Trần giằng co cản bước quân Minh nam tiến sau khi Trương Phụ…