Trong cuộc họp báo chung hôm Chủ Nhật, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói Kiev “không bao giờ thừa nhận trên luật bất kỳ sự chiếm đóng nào trên lãnh thổ chúng tôi” bởi Nga. Đây là nói về bán đảo Crimea (Nga sáp nhập năm 2014) và 4 tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson, và Zaporozhye (Nga sáp nhập năm 2022). Ông nói rõ rằng, “không phải là lời mời gia nhập NATO mà từ bỏ lãnh thổ Ukraine.” Theo bình luận của France 24, đây là điều khoản mà Liên bang Nga sẽ không đồng ý, vì nó cho phép Ukraine vừa gia nhập NATO, vừa tiếp tục có khả năng tấn công Nga.
Như tin đã đưa Kiev một lần nữa hối thúc muốn có được tư cách thành viên của NATO để bảo đảm an ninh cho mình. Trong cuộc phỏng vấn với Sky News (Anh) công bố hôm Thứ Bảy, ông Zelensky nói (phút 22:23):
“Nếu chúng ta muốn chấm dứt ‘giai đoạn nóng’ (hot stage) chiến tranh này, chúng ta nên đặt vào vùng ô NATO che phủ phần lãnh thổ của Ukraine mà nằm trong kiểm soát của chúng tôi,” ông Zelensky nói với phóng viên. “Đó là điều mà chúng ta cần làm thật nhanh. Và sau đó Ukraine có thể lấy về phần lãnh thổ còn lại của mình bằng ngoại giao.”
Sau đó rất nhiều bình luận trên các kênh truyền thông rằng ông Zelensky đã đồng ý cắt đất cầu hòa rồi, cắt đất đổi lấy tư cách thành viên NATO. Điều mà trước đây ông nói ông tuyệt đối sẽ không làm.
Tuy nhiên, hôm Chủ Nhật, trong một cuộc họp báo chung với Chủ tịch mới của Hội đồng EU Antonio Costa, ông Zelensky đã bác bỏ điều đó. Dường như ông muốn nói cho rõ hơn, để tránh hiểu lầm, về những gì mà ông đã nói trước đó với Sky News (Anh).
Theo France 24 diễn giải, thì ý của ông Zelensky là muốn Ukraine gia nhập NATO, trong đó phần lãnh thổ mà Kiev kiểm soát là nằm trong NATO, được hưởng điều khoản số 5 về phòng thủ chung. Còn về phần lãnh thổ mà Nga kiểm soát, mặc dù trên thực tế (de-facto) là thuộc về Nga, nhưng về luật (de-jure) là vẫn thuộc về Kiev, nhưng nằm ngoài phạm vi các điều khoản của NATO.
Theo bình luận của France 24, đây hiển nhiên là điều mà Nga sẽ không thể nào đồng ý.
Rất nhiều bình luận gia độc lập chỉ ra rằng ông Zelensky chưa từng bao giờ chấp nhận đàm phán, kể từ sau khi xé bỏ hòa ước dở dang Istanbul (2022), và Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chưa từng bao giờ ngồi xuống nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Từ cách nói muốn ép buộc Nga phải vào hòa đàm, cho đến cách nói về cái gọi là kế hoạch chiến thắng, cho đến điều khoản NATO này, cho thấy kỳ thực Kiev không hề có thiện chí hòa đàm.
Nhật Tân
Do hoàn cảnh gia đình, công việc khó khăn nên trong lúc nghĩ quẩn, nam…
Cảnh sát trưởng Quận Hillsborough, tiểu bang Florida Chad Chronister đã rút lui khỏi vị…
Nấu cháo chữa ho cho các bé, tuy nhiên, người lớn nấu nhầm lá cây…
Sau khi được cha ân xá vô điều kiện, Hunter Biden phải đối mặt với…
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) tuyên bố hôm…
Bộ máy của Chính phủ sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu…