Categories: Thời sựViệt Nam

18 triệu lao động phi chính thức đối diện với cuộc sống bấp bênh

Theo kết quả điều tra, lực lượng lao động phi chính thức (làm việc mùa vụ, tự do, ngắn hạn) tăng từ 16,8 triệu người năm 2014 lên 18 triệu người năm 2016 (chiếm 57% tổng số lao động).

18 triệu lao động phi chính thức đối diện với cuộc sống bấp bênh. (Ảnh: Thành Đô)

Ngày 4/10, lần đầu tiên Tổng cục Thống kê công bố khảo sát về lao động phi chính thức.

Báo cáo lao động làm việc phi chính thức lần đầu tiên sử dụng khung phân loại lao động phi chính thức theo tài liệu hướng dẫn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) để ước lượng quy mô và cơ cấu lao động việc làm phi chính thức ở Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Điều tra lao động việc làm do Tổng cục Thống kê thực hiện.

Lao động phi chính thức bao gồm nhiều đối tượng có vị thế việc làm khác nhau như: lao động tự làm, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh, lao động gia đình không hưởng lương và người làm công ăn lương.

Bà Nguyễn Thị Xuân Mai – Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động (Tổng cục Thống kê) cho hay cuộc điều tra lao động việc làm là cuộc điều tra mẫu do Tổng cục Thống kê thực hiện điều tra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với quy mô khoảng 20.000 hộ/tháng, tương ứng cả năm khoảng 240.000 hộ.

Theo báo cáo được công bố, lực lượng lao động phi chính thức (làm việc mùa vụ, tự do, ngắn hạn) tăng từ 16,8 triệu người năm 2014 lên 18 triệu người năm 2016 (chiếm 57% tổng số lao động).

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong khu vực lao động phi chính thức chỉ chiếm 14,8%. Khoảng 70% lao động làm trong các ngành nghề: chế biến, chế tạo, xây dựng và bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy, dịch vụ lưu trú và ăn uống.

Hầu hết lao động phi chính thức không được đóng bảo hiểm xã hội (chiếm 97%); 19% đóng bảo hiểm tự nguyện.

Theo thống kê, lao động phi chính thức có mức lương bình quân là 4,44 triệu đồng/tháng, bằng 58% tiền lương bình quân của lao động chính thức (khoảng 6,7 triệu đồng/tháng).

76% lao động phi chính thức làm việc mà không có bất cứ một hợp đồng lao động nào bằng văn bản liên quan đến công việc đang làm. Trong đó, 62% lao động phi chính thức chỉ thỏa thuận miệng với chủ lao động, 14% không có bất cứ một thỏa thuận nào. Người lao động phi chính thức luôn ở trong tình trạng không bảo đảm về việc làm.

Ông Chang Hee Lee – Trưởng đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho hay Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lao động phi chính thức tương đối cao trong khu vực. Đây là thách thức chung đối với các quốc gia đang phát triển. Để giảm bớt lao động phi chính thức, cần thúc đẩy việc làm chính thức thông qua việc đưa lao động vào làm tại các công ty, có ký kết hợp đồng, lao động được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,…

Hải Anh

Xem thêm:

Hải Anh

Published by
Hải Anh

Recent Posts

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

1 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

1 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

2 giờ ago

4 dưỡng chất thiết yếu giúp tăng sức mạnh não bộ

Sức khỏe não bộ rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của chúng…

2 giờ ago

TQ: Hàng trăm nhân viên y tế ở Quảng Đông giơ biển đòi lương

Mới đây, hàng trăm nhân viên y tế tại một bệnh viện công ở Quảng…

2 giờ ago

Quảng Ngãi: Công ty thủy điện xây 64 trụ điện cao thế trái phép để bán điện

Công ty Đạt Phương Sơn Trà xây 64 trụ điện cao thế khi “không có…

2 giờ ago