Bạn không nên ăn phần nào của con tôm?

Tôm là món ăn quen thuộc trong bữa cơm của các gia đình Việt. Đây là món ăn phổ biến nhưng lại có nhiều hiểu sai về giá trị dinh dưỡng của các bộ phận của con tôm khi ăn. Vì tôm có lớp vỏ cứng, ba mẹ thường nhắc con cái nên ăn cả vỏ để bổ sung canxi. Nhưng liệu điều này có thực sự đúng?

Thực tế thì vỏ tôm cứng do có thành phần chính là chitin (kitin), một dạng polymer cấu thành cho phần lớn các loài giáp xác, chứ không phải là do giàu canxi. Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Do đó nếu cố gắng ăn cả vỏ tôm, cơ thể cũng chỉ bài tiết ra ngoài. Chúng không hề giàu canxi như một số người đã nhầm tưởng. Hơn nữa, vỏ tôm cứng còn khó tiêu hóa và dễ khiến trẻ nhỏ bị hóc. Bên cạnh đó, nếu môi trường nước bị ô nhiễm thì phần vỏ tôm sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc tố.

(Ảnh: Shutterstock)

Một bộ phận khác không nên ăn của con tôm đó là “chỉ tôm” – là đường có màu đen hoặc trắng ở lưng tôm. Ăn đường chỉ tôm không có hại cho sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên, bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn đảm bảo vệ sinh hơn vì đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng.

Vậy còn đầu tôm thì sao? Nhiều người rất thích ăn đầu tôm hoặc dùng chúng để nấu canh. Tuy nhiên, đầu tôm là phần chứa chất thải của con tôm và có thể tích tụ nhiều kim loại nặng (như asen*) nên bạn không cần tiếc mà giữ lại. Phần đầu tôm luôn bị phân hủy đầu tiên khi tôm chết vì là nơi chứa nội quan như ruột, thức ăn đưa vào, mang, cơ quan hô hấp nên cũng có nhiều loại vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng. Vì thế, khi ăn đầu tôm, cơ thể có thể bị nhiễm độc, ký sinh trùng. Nếu bạn thực sự tiếc, không nỡ vứt đi mà vẫn muốn ăn, hãy cố gắng làm thật sạch phần đầu tôm trước khi chế biến thức ăn.

(Ảnh: Shutterstock)

*Asen là một á kim rất độc, được mệnh danh là “Vua của các chất độc”, nó có thể giết chết ngay một người trưởng thành nếu uống một lượng bằng nửa hạt ngô. Lượng ăn vào hàng tuần có thể chấp nhận được tạm thời 0,015 mg/kg thể trọng (tính theo Arsen vô cơ) (theo QCVN 8-2: 2011/BYT).

Nếu bị ngộ độc cấp tính bởi asen sẽ có biểu hiện: khát nước dữ dội, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, mạch đập yếu, mặt nhợt nhạt rồi thâm tím, bí tiểu và tử vong nhanh.

Nếu bị nhiễm độc asen ở mức độ thấp, mỗi ngày một ít với liều lượng dù nhỏ nhưng trong thời gian dài sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, da sạm, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, rối loạn nhịp tim, đau mắt, đau tai, viêm dạ dày và ruột, làm kiệt sức, ung thư.

Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sẩy thai. Do đó, tôm to cần chế biến sạch, loại bỏ phần đầu để đảm bảo an toàn sức khỏe.

Lưu ý khi mua tôm

Khi đi chợ, bạn hãy quan sát kỹ xem phần đầu tôm có màu đen hay không. Nếu có thì bạn không nên mua bởi lứa tôm đó có thể đã bị nhiễm kim loại nặng. Ngoài ra, những con tôm mình cứng, thẳng đơ, mang phồng căng, phù đầu, gai vểnh, xòe đuôi, các bộ phận tách xa nhau là dấu hiệu đã bị bơm tạp chất.

Ngày nay người bán không chỉ bơm nước muối để giữ vị mặn mà còn tiêm các chất làm đầy có hại vào tôm. Khi được nấu chín, những con tôm chứa nhiều hóa chất sẽ bị co thịt, vị nhạt, thịt bở, chảy nhiều nước, bóc vỏ tôm sẽ thấy lớp rau câu nằm giữa thịt và vỏ.

(Ảnh: Shutterstock)

Những kiểu người không nên ăn tôm

Tuy tôm có nhiều chất dinh dưỡng, nhưng không phải ai cũng nên ăn tôm.

– Người mắc bệnh gút, tăng axit uric máu và viêm khớp không nên ăn hải sản nói chung vì nếu nạp lượng purine quá mức sẽ dễ lắng đọng thành tinh thể axit uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. 

– Người bị ho hoặc hen suyễn cũng không nên ăn bởi mùi tanh dễ làm người bệnh ho nặng hơn, ăn tôm còn có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản.

(Ảnh: Shutterstock)

– Trong hải sản (trong đó có tôm) chứa nhiều i-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm. 

– Người bị đau mắt đỏ nên kiêng hoàn toàn hải sản. Người bị dị ứng hải sản cũng không nên ăn tôm, đặc biệt là tôm hùm. Bởi dưỡng chất trong tôm hùm là rất lớn, nếu cố ăn có thể gây ra mẩn đỏ, nôn mửa, ngộ độc nặng.

Minh Minh

Xem thêm:

Minh Minh

Published by
Minh Minh

Recent Posts

Bộ Tài chính Mỹ nhắm mục tiêu vào Gazprombank của Nga với các lệnh trừng phạt mới

Bộ Tài chính Mỹ cho biết họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới…

1 phút ago

Một trường tiểu học tồn hơn 185,5 triệu đồng tiền “nước uống” của học sinh

Với mức thu từ 18.000-20.000 đồng/tháng, số tiền thu hộ, chi hộ "nước uống của…

10 phút ago

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine không thể giành lại Crimea bằng vũ lực

Tổng thống Ukraine Zelensky đã thừa nhận rằng Kiev không có khả năng thực hiện…

15 phút ago

Nga thông báo mục tiêu tấn công “ưu tiên” mới ở Ba Lan

Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…

38 phút ago

Nhật Bản phát lệnh bắt cậu bé 14 tuổi người Trung Quốc vẽ bậy tại Đền Yasukuni

Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…

2 giờ ago

ĐBQH: ‘Không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa’

Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…

2 giờ ago