Categories: Thời sựViệt Nam

3 metro còn dang dở, đội vốn chục ngàn tỷ đồng, Hà Nội muốn làm tiếp metro Ngọc Hồi-Nội Bài

UBND TP. Hà Nội giao Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội phối hợp với đơn vị tài trợ để nghiên cứu về tuyến đường sắt đô thị số 6, kết nối Ngọc Hồi với Nội Bài.

Hà Nội nghiên cứu tuyến metro nối giữa Ngọc Hồi – Nội Bài. (Ảnh: Google Maps)

Theo quy hoạch, tuyến đường sắt đô thị số 6 được có tổng chiều dài 43 km, từ Nội Bài đến khu đô thị mới phía Tây Ngọc Hồi, kết nối tuyến số 4 tại Cổ Nhuế và tuyến số 7 tại Dương Nội.

Tuyến bao gồm 29 nhà ga và 2 Depot tại Ngọc Hồi và Kim Nỗ, đi qua các huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Thanh Trì và 5 quận: Đông Anh, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hoài Đức, Hà Đông.

Dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại của Chính phủ Australia thông qua Ngân hàng Thế giới (WB).

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) là đơn vị đầu mối tiếp nhận tài trợ để nghiên cứu.

MRB có trách nhiệm làm việc với các chuyên gia của WB xác định lại nội dung của dự án Hỗ trợ kỹ thuật, lựa chọn công việc phù hợp và kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng lâu dài (phục vụ cho việc chuẩn bị dự án ở các giai đoạn tiếp theo).

Hà Nội yêu cầu MRB nghiên cứu, đề xuất các hình thức đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 6 để có thể huy động được các nguồn vốn tham gia đầu tư.

Trong đó, nghiên cứu áp dụng mô hình TOD (phát triển định hướng giao thông) khai thác không gian ngầm tại các ga đường sắt đô thị, khu đất lân cận của tuyến đường, đặc biệt là điểm đầu và điểm cuối. Việc này có thể thu hồi một phần vốn đầu tư cho các dự án đường sắt đô thị và giảm áp lực cho ngân sách nhà nước.

3 dự án metro Hà Nội vẫn đang dang dở, đội vốn chục ngàn tỷ đồng

Theo quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2030, Hà Nội sẽ có 10 tuyến với tổng chiều dài 417km, trong đó đi trên cao 342km, đi ngầm 75km.

Hiện Hà Nội đã có 4 dự án metro được triển khai, trong đó UBND TP. Hà Nội chủ quản đầu tư 2 dự án, Bộ Giao thông vận tải chủ quản 2 dự án.

Theo dự thảo báo cáo của Bộ GTVT vừa gửi Chính phủ, tất cả các dự án này đều chậm tiến độ, đội vốn và gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.

4 dự án đường sắt đô thị trên đã được bố trí hơn 36.600 tỷ đồng. Trong đó, tuyến Yên Viên – Ngọc Hồi được bố trí hơn 2.200 tỷ đồng; tuyến Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo được bố trí gần 1.000 tỷ đồng; tuyến Cát Linh – Hà Đông được bố trí hơn 16.300 tỷ đồng; tuyến Nhổn – ga Hà Nội được bố trí hơn 17.000 tỷ đồng.

Tới nay, tuyến Cát Linh – Hà Đông là tuyến duy nhất hoàn thành đưa vào khai thác thương mại. (Ảnh: CTV/Trí Thức VN)

Tới nay, tuyến Cát Linh – Hà Đông là tuyến duy nhất hoàn thành đưa vào khai thác thương mại.

Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2021, doanh thu của Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) khi vận hành chính thức đoàn tàu chạy tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đạt hơn 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí vận hành, quản lý khiến doanh nghiệp lỗ ròng 64 tỷ đồng.

Vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỷ đồng khi chưa vận hành. Tính lũy kế, doanh nghiệp lỗ tổng cộng 160 tỷ đồng.

Giới chức Hà Nội dự kiến sử dụng ngân sách để trợ giá cho đơn vị khai thác đường sắt Cát Linh – Hà Đông, trong đó vé tháng được trợ giá khoảng 80%, vé ngày được trợ giá khoảng 50%.

Dự án metro Cát Linh – Hà Đông được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt năm 2008. Sau khi điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng lên hơn 18.000 tỷ đồng, đưa vào vận hành khai thác tháng 11/2021, sau nhiều lần lỡ hẹn.

Dự án metro Nhổn – ga Hà Nội được UBND TP. Hà Nội phê duyệt đầu tư dự án năm 2009, tổng vốn đầu tư 18.408 tỷ đồng.

Sau đó, qua nhiều lần điều chỉnh vào các 2016, 2017 và 2018, tổng mức đầu tư của dự án tăng lên hơn 30.000 tỷ đồng

Đến hôm 12/9/2022, HĐND TP. Hà Nội lại đề nghị tăng vốn và tăng thêm thời gian thực hiện dự án metro Nhổn – ga Hà Nội.

Theo đó, thời gian thực hiện dự án được tăng từ 2009-2022 thành 2009-2027 (chưa bao gồm thời gian bảo hành 24 tháng) và tăng thêm vốn 1.900 tỷ đồng (từ 32.910 tỷ đồng lên 34.826 tỷ đồng).

Dự án metro Yên Viên – Ngọc Hồi được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư năm 2008, tổng vốn 9.197 tỷ đồng. Năm 2017, dự án được điều chỉnh với tổng mức đầu tư là 19.046 tỷ đồng.

Dự án metro Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo do UBND TP. Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư năm 2008 với tổng mức đầu tư 19.555 tỷ đồng.

Ngày 9/3/2018, UBND TP. Hà Nội có tờ trình số 19 đề nghị điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư dự án từ 19.555 tỷ đồng thành 35.679 tỷ đồng. Như vậy, dự án được điều chỉnh tăng thêm 16.123 tỷ đồng.

Kim Long

Kim Long

Published by
Kim Long

Recent Posts

Bộ TN&MT: Nhiều lô đất trúng đấu giá tại Hà Nội chưa được nộp tiền, có dấu hiệu bỏ cọc 

Có 56/68 thửa đất tại Thanh Oai và 8/19 thửa đất tại Hoài Đức (Hà…

54 phút ago

Tỷ giá tăng 3 tuần liên tiếp, NHNN bắt đầu hút tiền qua kênh tín phiếu

Trước áp lực tỷ giá USD/VND tăng liên tục 3 tuần gần đây, NHNN bắt…

1 giờ ago

Cà Mau sẽ xây mới và sửa chữa 3.995 nhà tạm, nhà dột nát

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu đến ngày 2/9/2025 phải xây mới và sửa chữa…

2 giờ ago

Ông Putin sẽ gặp riêng ông Tập và ông Modi bên lề thượng đỉnh BRICS

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ gặp riêng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình…

3 giờ ago

Slovakia, Hungary và Serbia thảo luận các biện pháp hạn chế di cư bất hợp pháp

Văn phòng chính phủ Slovakia thông báo các nhà lãnh đạo Slovakia, Hungary và Serbia…

3 giờ ago

Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất chặn chuyển dữ liệu nhạy cảm sang Trung Quốc, Nga, Iran

Bộ Tư pháp Mỹ đang đề xuất các quy định mới sẽ hạn chế khả…

3 giờ ago