Theo đề xuất mới được đưa ra, việc sáp nhập và kết thúc một số bộ và cơ quan được cho là sẽ có thể giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Ngày 1/12, truyền thông Nhà nước đưa tin Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức cuộc họp bàn về nhiều vấn đề, trong đó đặc biệt được chú ý là việc “tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế”.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đã cung cấp thông tin đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Cụ thể như sau:
Nghiên cứu, đề xuất kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc các Bộ, trước hết là sắp xếp các đơn vị như Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố…; tiếp tục xem xét sắp xếp mô hình tổ chức một số đơn vị bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Nghiên cứu kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; tập trung xây dựng Thông tấn xã Việt Nam là cơ quan thông tấn quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốc gia, tập trung vào báo in, báo điện tử, báo nói (VOV) để “thực hiện nhiệm vụ chính trị”, dùng ngân sách để chi cho các hoạt động.
Nghiên cứu, xây dựng, cơ cấu lại Đài Truyền hình Việt Nam, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ đài truyền hình quốc gia, có các kênh chuyên đề phù hợp.
Nghiên cứu tiếp tục sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành.
Rà soát lại tất cả hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.
Theo ông Hưng, thực hiện phương án này, tối thiểu có thể giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Bộ máy Chính phủ Việt Nam hiện có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan thuộc Chính phủ18 bộ gồm: Quốc phòng; Công an; Ngoại giao; Tư pháp; Tài chính; Công Thương; Lao động – Thương binh và Xã hội; Giao thông vận tải; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Nội vụ; Y tế; Khoa học và Công nghệ; Văn hóa; Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường. 4 cơ quan ngang bộ gồm: Văn phòng Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Ủy ban Dân tộc. 8 cơ quan thuộc Chính phủ bao gồm: Đài Tiếng nói Việt Nam; Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; Thông tấn xã Việt Nam; Đài Truyền hình Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. |
Khánh Vy (t/h)
Hầu như tất cả bộ trưởng trong nội các của Thủ tướng Han Duck-soo muốn…
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders đã lên tiếng chỉ trích cách chi tiêu quốc phòng…
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Yong-hyun đứng ra nhận trách nhiệm vụ thiết…
Sau khi Nga và Ukraine khai chiến, xuất hiện nghi ngờ sự cố về tuyến…
Khuya ngày 1/12, tại làng Đại Đôn ở Tp. Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung…
Sở Xây dựng Hà Nội đưa ra 6 tiêu chí cho thuê vỉa hè để…