Ảnh vệ tinh ghi hình khối mây của bão Wipha (bão số 3) lúc 7h sáng 19/7. (Nguồn: nchmf.gov.vn)
Sáng 19/7, bão Wipha đã đi vào Biển Đông, chính thức trở thành cơn bão số 3 trong năm 2025. Dự báo đến 7h ngày 21/7, bão tăng cường độ lên cấp 11-12, giật cấp 14.
Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, vào lúc 7h ngày 19/7, bão Wipha đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 3 của Việt Nam trong năm 2025.
Vị trí tâm bão ở vào 20,0°N – 119,8°E. Sức gió mạnh nhất cấp 9 (75–88km/h), giật cấp 12. Bão đang di chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ 20km/h.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 20 km/h, đến 7h ngày 20/7, vị trí tâm bão ở tọa độ 21,8N-115,7E, trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông; cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 600 km về phía Đông. Sức bão mạnh lên cấp 10-11, giật cấp 13.
Trong 24h tiếp theo, bão giữ nguyên tốc độ 20 km/h, chủ yếu di chuyển theo hướng Tây. Đến 7h ngày 21/7, vị trí tâm bão ở tọa độ 21,6N-110,5E; trên vùng bờ biển phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Bão tăng cường độ lên cấp 11-12, giật cấp 14.
Khu vực chịu ảnh hưởng bao gồm vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông và vùng biển phía Đông khu vực Vịnh Bắc Bộ. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 3.
Đến 7h ngày 22/7, vị trí tâm bão ở vào 20,5N-107,5E, trên khu vực vịnh Bắc Bộ; cường độ giảm xuống cấp 9, giật cấp 12.
Vào lúc 9h ngày 19/7, TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia Biến đổi khí hậu và Thiên tai cảnh báo: “Bão Wipha sẽ rất mạnh, ảnh hưởng rộng từ Quảng Ninh tới Nghệ An và cả miền Bắc. Tuyệt đối không chủ quan!”.
Trang Facebook cá nhân là nơi ông Huy đặc biệt đưa ra nhiều dự báo trước các hiện tượng thời tiết cực đoan để giúp giảm thiểu các tổn thất về người và tài sản.
Trong buổi livestream cung cấp thông tin về cơn bão vào lúc 21h ngày 18/7, ông Huy cho hay cơn bão Wipha đi ở vùng eo biển nên không bị ma sát mặt bằng ở đảo Ludong, khiến cơn bão khi vào biển Đông vẫn giữ nguyên được sức mạnh.
Ngoài ra, khi rời khỏi đảo Ludong, cơn bão gặp luôn một vùng biển nóng (30-31 độ C), dù có thể bị giảm tốc do ma sát khi vào đất liền ven bờ của Trung Quốc, nhưng khi vào vịnh Bắc Bộ lại được tiếp sức bởi vùng biển nóng (30-31 độ C) ở giai đoạn hiện tại. “Đây là điều rất thuận lợi để bão Wipha mạnh lên sau khi rời đất liền của Trung Quốc. Cho nên chúng ta phải cảnh giác với cơn bão Wipha này”, ông Huy nói.
Một giáo sư Trung Quốc đặt câu hỏi: Nếu 3 nhà lãnh đạo Trung Quốc,…
Mỗi đứa trẻ đều có cá tính và tốc độ phát triển riêng. Khi cha…
Động thái thu gom vàng miếng diễn ra trước thềm Nghị định 24 sắp hoàn…
Vào thứ Sáu, Venezuela đã thả 10 người Mỹ bị giam giữ để đổi lấy…
Tin tức về việc một giám đốc điều hành của Wells Fargo bị cấm rời…
Lén lút vứt lợn bệnh xuống mương nước, thu mua cho cơ sở sản xuất…