Vụ nâng khống giá thiết bị y tế lên hàng chục tỷ: Bắt cựu lãnh đạo BV Bạch Mai

Cựu Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng Bệnh viện Bạch Mai bị bắt để điều tra về vụ nâng khống giá thiết bị y tế từ 7,6 tỷ đồng lên thành 40 tỷ đồng, khiến bệnh nhân phải chịu một khoản chi phí “trên trời”, thay vì trả 4 triệu đồng cho 1 ca phẫu thuật, thì họ phải trả số tiền lên đến 23 triệu đồng.

Các bị can (từ trái qua): Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Ngọc Hiền, Trịnh Thị Thuận. (Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai)

Truyền thông nhà nước vừa loan tin, Bộ Công an Việt Nam đã có lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Nguyễn Quốc Anh, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; ông Nguyễn Ngọc Hiền, cựu Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai; và bà Trịnh Thị Thuận, cựu Kế toán Trưởng bệnh viện Bạch Mai.

Những người này bị khởi tố để điều tra hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, theo Điều 365 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

Cơ quan chức năng nhận định, bị can Nguyễn Quốc Anh có vai trò chính, Nguyễn Ngọc Hiền và Trịnh Thị Thuận là đồng phạm.

Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình mở rộng điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bệnh viện Bạch Mai, Công ty cổ phần công nghệ y tế BMS (Công ty BMS) và các đơn vị có liên quan.

Mới đây, dư luận Việt Nam rúng động trước thông tin, từ đầu năm 2017, Bệnh viện Bạch Mai ký hợp đồng liên doanh liên kết với Công ty BMS, về việc đặt máy robot Rosa tại Khoa Phẫu thuật thần kinh, sọ não.

Các bên thống nhất, máy robot Rosa có tổng giá trị 39 tỷ đồng, do Công ty BMS đầu tư 100% vốn khai thác theo dạng liên doanh liên kết tại Bệnh viện Bạch Mai trong thời hạn 7 năm (2017 – 2024).

Nhưng, theo trích xuất thông tin từ hải quan, máy robot Rosa được Công ty BMS nhập khẩu vào chỉ với giá gần 7,6 tỷ đồng. Cộng với chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, máy ước tính khoảng 10 tỷ đồng.

Như vậy, với việc thổi khống giá trị máy lên gấp 4 lần giá trị thực, Công ty BMS và Bệnh viện Bạch Mai đã thu của bệnh nhân số tiền cao gấp nhiều lần số tiền họ phải trả.

Trong đó, một ca phẫu thuật theo thiết bị này chỉ khoảng 4 triệu đồng nhưng đã bị đội lên thành 23 triệu đồng.

Thống kê, từ năm 2017-2019, có hơn 500 ca bệnh sử dụng thiết bị này, số tiền chênh lệch hưởng lợi chiếm đoạt của người bệnh là 10 tỷ đồng.

Vụ án này được Bộ Công an Việt Nam xác định có tính chất đặc biệt nghiêm trọng.

Trước đó, 3 người có liên quan đã bị khởi tố về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, quy định tại điều 174 bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, gồm:

  • Phạm Đức Tuấn, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ y tế BMS (Công ty BMS);
  • Ngô Thị Thu Huyền, Phó giám đốc Công ty BMS;
  • Trần Lê Hoàng, Thẩm định viên của Công ty cổ phần Thẩm định giá và dịch vụ tài chính Hà Nội (Công ty VFS).

Phạm Toàn

Phạm Toàn

Published by
Phạm Toàn

Recent Posts

Nghiên cứu: Kẽm giúp chống lại tình trạng kháng kháng sinh ở vi khuẩn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tiểu bang Iowa đã phát hiện ra rằng,…

15 phút ago

Tổng thống Putin cảnh báo sẽ trả đũa các quốc gia cung cấp vũ khí tấn công Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Năm (21/11) tuyên bố Moskva có quyền tấn…

42 phút ago

Ông Trump chọn bà Pam Bondi là ứng cử viên mới cho chức tổng chưởng lý Hoa Kỳ

Tổng thống đắc cử Donald Trump vào tối thứ Năm (21/11) đã công bố rằng…

1 giờ ago

Gia Lai: Hiệu trưởng nhiều ngày không đến trường, giáo viên huyện biên giới bị chậm lương

Việc hiệu trưởng trường THCS Lê Văn Tám (xã Ia Piơr, huyện Chư Prông, tỉnh…

1 giờ ago

Tiệm vàng tại Nghệ An mở sổ tiết kiệm như ngân hàng

Một tiệm vàng ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) huy động tiền gửi tiết…

2 giờ ago

Bị phạt 20 tháng tù vì hỗ trợ ĐCSTQ đàn áp Pháp Luân Công tại Mỹ

Ông Trần Quân (John Chen) bị kết án vì cùng đồng phạm hỗ trợ ĐCSTQ…

2 giờ ago