Tính đến năm 2024, Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn có 21 dự án với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng tại nhiều tỉnh thành, và sai phạm đã “râm ran” từ vài năm qua nhưng tới nay mới điều tra, theo Bộ Công an.
Ngày 1/6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ, đại diện Bộ Công an được đề nghị cập nhật về diễn biến điều tra vụ án xảy ra tại tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn…
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó chánh văn phòng Bộ Công an cho biết 2 vụ án trên đã được đưa vào diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, với lý do “tính chất phức tạp, phạm vi liên quan nhiều địa phương, khối lượng công việc điều tra rất lớn”.
Vụ án xảy ra tại tập đoàn Phúc Sơn thuộc nhóm vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Tính đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 23 bị can trong vụ án trên; tạm thu giữ trên 300 tỷ đồng, 2 triệu USD, 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt.
Vụ án xảy ra tại tập đoàn Thuận An thuộc nhóm vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan.
Hiện 8 bị can đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam; gần 40 tỷ đồng bị tạm thời thu giữ.
Trong 23 bị can trong vụ án Phúc Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có cựu Bí thư Tỉnh ủy Lê Viết Chữ và cựu Chủ tịch tỉnh Đặng Văn Minh, Cao Khoa…; tại Vĩnh Phúc có cựu Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan, cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Phạm Hoàng Anh, cựu Chủ tịch tỉnh Lê Duy Thành, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Khước… Các bị can trên đều bị điều tra về tội “nhận hối lộ”. Trong 8 bị can trong vụ án Thuận An có ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch HĐQT; ông Trần Anh Quang, Tổng giám đốc tập đoàn; ông Nguyễn Khắc Mẫn, Phó tổng giám đốc tập đoàn. Trong nhóm quan chức có ông Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, trợ lý Chủ tịch Quốc hội; ông Dương Văn Thái, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang; 3 bị can khác là lãnh đạo, cán bộ quản lý Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang… |
Ngày 26/2, ông Nguyễn Văn Hậu (Hậu “Pháo”) – Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn (Tập đoàn Phúc Sơn) cùng 3 cán bộ Tập đoàn Phúc Sơn bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Chiều 2/3, Bộ Công an lần đầu tiên phát ngôn về vụ án tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Trung tướng Tô Ân Xô – người phát ngôn Bộ Công an cho biết dư luận và báo chí đã đề cập đến công ty này từ vài năm nay nhưng đến tháng 2/2024, cơ quan chức năng mới có thể làm rõ.
Theo ông Xô, Tập đoàn Phúc Sơn hoạt động từ năm 2004, chủ yếu xây lắp ở huyện, từ năm 2015 bắt đầu có nhiều công trình từ Bắc tới Nam, đến nay đã có 21 dự án với với tổng mức đầu tư hơn 40.000 tỷ đồng.
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, trong các dự án tại Nha Trang, có 3 dự án BT (xây dựng, chuyển giao) tại Sân bay Nha Trang mà “nhà đầu tư mắc rất nhiều sai phạm”, gồm Dự án các tuyến đường, các nút giao thông kết nối khu sân bay Nha Trang; Dự án nút giao thông Ngọc Hội; Dự án đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội.
Tại 3 dự án này, Khánh Hòa đã giao đất thanh toán để hoàn vốn cho Phúc Sơn. Trong đó, dự án các tuyến đường, các nút giao thông kết nối với khu Sân bay Nha Trang: tổng mức vốn dự kiến đầu tư 725,3 tỷ đồng, đất thanh toán hoàn vốn đã giao 4,07ha với giá trị đất tạm tính hơn 741,6 tỷ đồng; Dự án BT nút giao thông Ngọc Hội: dự kiến tổng vốn đầu tư 1.378,9 tỷ đồng, đất hoàn vốn đã giao 5,37ha, tổng giá trị đất tạm tính 1.358,4 tỷ đồng; Dự án BT đường vành đai kết nối nút giao thông Ngọc Hội: tổng vốn dự kiến đầu tư 1.180,1 tỷ đồng, đất thanh toán đã giao 9,68ha với tổng giá trị đất tạm tính 1.099,25 tỷ đồng.
Đối với vụ án Thuận An, tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, Bộ Công an tuyên bố trong giai đoạn từ tháng 2/2014 đến tháng 12/2023, Tập đoàn Thuận An đã trực tiếp hoặc liên doanh, tham gia và trúng 32 gói thầu tại 16 tỉnh, thành phố với tổng giá trị hơn 23.000 tỷ đồng.
Đặc biệt trong 2 năm 2022-2023, Tập đoàn Thuận An phát triển “rất nóng”, trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị 18.000 tỷ đồng.
Trong đó có những gói thầu thuộc nguồn vốn thuộc Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội sau COVID- 19 (viêm phổi Vũ Hán).
Chủ tịch Quốc hội – Vương Đình Huệ thôi chức vào cuối tháng 4, bị Quốc hội miễn nhiệm vào đầu tháng 5.
Trước tình hình căng thẳng, Hungary đang lên kế hoạch triển khai hệ thống phòng…
Chuẩn Đô đốc Thomas Buchanan tuyên bố rằng Mỹ sẵn sàng sử dụng vũ khí…
Putin: Nếu Mỹ muốn chiến thì Nga cũng phải theo, và tên lửa bắn vào…
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…