Xe đưa đón trẻ ở trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 – nơi xảy ra vụ bé trai 5 tuổi tử vong – được Sở GTVT Hà Nội cấp phù hiệu nhưng lại hoạt động ở Thái Bình.
Cục Đường bộ Việt Nam cho biết ô tô chở học sinh tại trường Mầm non Hồng Nhung cơ sở 2 (xã Phú Xuân, TP. Thái Bình) mang biển kiểm soát 17F-00091 do ông Phạm Văn Đông (trú tại TP. Thái Bình) làm chủ phương tiện. Xe đăng kiểm ngày 20/5/2024, ngày hết hạn 19/8/2024.
Đáng chú ý, ô tô thuộc HTX Vận tải Hồng Hà do Sở GTVT Hà Nội quản lý cấp phù hiệu “xe hợp đồng” nhưng hoạt động tại Thái Bình. Tài xế điều khiển là ông Nguyễn Văn Lâm (SN 1965, trú tại TP. Thái Bình), được cấp giấy phép lái xe hạng D ngày 10/3/2022 và ngày hết hạn là 10/3/2027.
Theo Cục Đường bộ Việt Nam, quy định đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, lái xe vận chuyển học sinh, sinh viên, cán bộ công nhân viên đã được nêu cụ thể, chi tiết tại Nghị định 10/2020 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô cũng như Thông tư số 12/2020 của Bộ GTVT.
Các văn bản quy phạm pháp luật này chỉ rõ đơn vị kinh doanh vận tải phải có phương án kiểm soát đảm bảo không còn hành khách trên xe, người lái xe phải thực hiện kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe trước khi rời khỏi xe.
Nghị định 10/2020 đã quy định trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm an toàn giao thông.
Thông tư 12/2020 đã có hướng dẫn chi tiết quy trình đảm bảo ATGT áp dụng chung cho tất cả loại hình kinh doanh vận tải, bao gồm cả hoạt động vận tải đưa đón học sinh, trẻ em mầm non. Trong đó, có quy định người lái xe kinh doanh vận tải hành khách sau khi kết thúc hành trình hoặc kết thúc ca làm việc, trước khi rời khỏi xe phải kiểm tra khoang hành khách để bảo đảm không còn hành khách ở trên xe.
Liên quan đến vụ việc, ngày 31/5, công an TP. Thái Bình quyết định khởi tố, bắt giam lái xe Nguyễn Văn Lâm để điều tra về tội “Vô ý làm chết người” quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự.
Công an cũng khởi tố, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Phương (SN 1966, trú tại thôn Đại Lai 2, xã Phú Xuân) và Đoàn Thị Nhâm (SN 1998, trú tại tổ 4, phường Trần Lãm) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 360 Bộ luật hình sự. Hai bị can Phương và Nhâm là giáo viên phụ trách lớp bé T.G.H (SN 2019, trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), nạn nhân trong vụ án.
Trước đó, ngày 30/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Phương Quỳnh Anh (SN 1986, trú tại thôn Phúc Hạ, xã Vũ Phúc, TP. Thái Bình) là nhân viên đưa đón học sinh về tội “Vô ý làm chết người” quy định tại Điều 128 Bộ luật hình sự.
Theo kết quả điều tra, cơ quan chức năng xác định khoảng 6h20 sáng 29/5, tài xế Nguyễn Văn Lâm lái ô tô 29 chỗ cùng nhân viên Phương Quỳnh Anh đi đón cháu T.G.H. (SN 2019, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) và 9 học sinh khác đến Trường mầm non Hồng Nhung cơ sở 2.
Khi đến trường, tài xế Lâm mở cửa xe cho nhân viên Quỳnh Anh đưa các cháu vào lớp. Sau đó, ông Lâm lái xe ra đỗ ở cổng rồi khóa cửa về nhà. Khi vào lớp, giáo viên phụ trách lớp có chụp ảnh điểm danh học sinh gửi lên phần mềm của nhà trường để theo dõi, quản lý và phát hiện vắng cháu H. nhưng lại không thông báo cho gia đình.
Đến khoảng 17h cùng ngày, cậu ruột cháu H. đến trường đón thì phát hiện không thấy cháu trong lớp, mọi người đi tìm thì phát hiện cháu bé đã bất tỉnh trong ô tô. Do không có chìa khóa xe nên người dân đã phá cửa lên xuống để đưa cháu bé vào viện cấp cứu, tuy nhiên nạn nhân được xác định đã tử vong.
HĐGSNN vừa công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm…
Ông Vương Đình Huệ có sai phạm trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi…
Ông Musk và ông Ramaswamy đã cùng chấp bút một bài xã luận đăng trên…
Quân đội Ukraine thông báo trong sáng Thứ Năm Nga đã tiến hành không kích…
Hai nước Việt Nam-Malaysia vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện,…
UBND TP.HCM vừa đề xuất dùng ngân sách địa phương để xử lý nợ quá…