Theo đề xuất của Bộ GD-ĐT, học phí bậc đại học sẽ tăng 12,5%/năm, học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5%/năm, áp dụng trong vòng 5 năm học tới, bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Đề xuất này được đưa ra trong dự thảo lần thứ 2 Nghị định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục đào tạo.
Nếu được thông qua, nghị định này sẽ thay thế Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021.
Theo công bố, Bộ GD-ĐT cho biết các mức tăng này căn cứ trên dự báo tăng trưởng kinh tế 7,5% trong giai đoạn 2021-2025 của Tổng cục Thống kê, cộng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm khoảng 4-5% và mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên qua các năm. Tổng cộng biến động của các chỉ số trên sẽ cao hơn 7,5%. Mức học phí cho các năm tiếp theo sẽ tăng với tỉ lệ tương ứng.
Bộ GD-ĐT đề xuất ở bậc đại học, mức tăng học phí trung bình là 12,5%/năm từ năm học 2020-2021 tới năm học 2025-2026 (5 năm).
Bộ GD-ĐT cho biết để hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ vào năm 2025 thì mức học phí của nhóm tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải tăng tối thiểu 2,5 lần mức trần học phí của các trường chưa tự chủ chi thường xuyên.
Mức tăng này căn cứ trên khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại 70 cơ sở giáo dục đại học công lập trên cả nước và nghiên cứu của nhóm chuyên gia ĐH Quốc gia Hà Nội.
Mức trần học phí với các trường công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
Học phí đối với trường đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học trong nước: tối đa bằng 2 lần mức trần học phí trên, tương ứng với từng ngành và từng năm học.
Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng cơ sở GDĐH trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí trên tương ứng với từng ngành và từng năm học.
Bộ GDĐT đề xuất tăng 7,5%/năm với học phí mầm non, phổ thông. Bộ này cho biết với lộ trình tăng như này, đến năm học 2025-2026 sẽ bù đắp được 50% chi phí đào tạo, đến năm 2030 học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Khung học phí năm học 2021-2022 cụ thể như sau:
Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước:
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2 lần mức trần học phí nói trên.
Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí nói trên.
Bộ GD-ĐT cho biết mức tăng trên căn cứ trên thực trạng khảo sát về chi phí giáo dục giai đoạn 2016-2019 và mức độ kiểm định chất lượng tại hơn 300 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông trên 20 tỉnh/thành phố và nghiên cứu của chuyên gia.
Với lộ trình này, Bộ GD-ĐT cho biết đến năm học 2025-2026, học phí bù đắp được 50% chi phí đào tạo. Đến năm 2030, học phí sẽ bù đắp đủ chi phí đào tạo (đối với trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên).
Lộ trình tăng học phí như trên là để đảm bảo chất lượng đào tạo, tránh trường hợp thu học phí cao nhưng chất lượng thấp, theo Bộ GD-ĐT.
Tại dự thảo, Bộ GD-ĐT dự kiến bổ sung thêm các đối tượng được miễn học phí theo lộ trình, cụ thể: đối với học sinh THCS ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2021-2022 (từ ngày 1/9/2021); đến năm học 2025-2026 (từ ngày 1/9/2025), miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS.
Ngoài ra, dự thảo cũng dự kiến quy định miễn học phí cho tất cả trẻ em mầm non 5 tuổi từ năm học 2023-2024 (từ ngày 1/9/2023).
Về mức hỗ trợ chi phí học tập với học sinh đối tượng chính sách có hoàn cảnh khó khăn, Bộ GD-ĐT đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 150.000 đồng/học sinh/tháng (tính theo tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng từ năm 2015 đến 2020 là khoảng 49%).
So với Nghị định 86 hiện hành, dự thảo nghị định mới đề xuất tăng thêm một cấp xét duyệt đối với việc không thu phí trong thời hạn nhất định đối với vùng bị thiên tai, dịch bệnh.
Khi xảy ra thiên tai, dịch bệnh do cơ quan có thẩm quyền công bố, tùy theo mức độ và phạm vi thiệt hại, UBND cấp tỉnh trình HĐND cấp tỉnh xem xét, quyết định không thu học phí trong thời hạn nhất định đối với trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc vùng bị thiên tai, dịch bệnh, thay vì UBND cấp tỉnh tự xem xét, quyết định theo nghị định hiện hành.
Dự thảo mới cũng bỏ quy định Nhà nước thực hiện cấp bù học phí trực tiếp cho các cơ sở giáo dục công lập và cấp bù học phí cho trẻ em, học sinh phổ thông học tại cơ sở ngoài công lập thuộc nhóm không thu học phí khi xảy ra thiên tai theo mức học phí của chương trình đại trà tại các trường công lập trên cùng địa bàn.
Các trường hợp không phải đóng học phí gồm: học sinh tiểu học trường công lập; người theo học các ngành chuyên môn đặc thù (các ngành chuyên môn đặc thù do Chính phủ quy định). Các trường hợp miễn học phí gồm: trẻ mẫu giáo, học sinh phổ thông thuộc diện hộ nghèo, ở vùng đặc biệt khó khăn, thuộc đối tượng nhận trợ cấp xa hội; sinh viên khuyết tật; học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người; sinh viên học chuyên ngành Mác – Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước; thân nhân người có công với cách mạng;… Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hóa – nghệ thuật công lập và dân lập, tư thục bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống; Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí gồm: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí. |
Nguyễn Sơn
Xem thêm:
Moskva đã bổ sung căn cứ phòng thủ tên lửa mới mở của Hoa Kỳ…
Cảnh sát Nhật Bản cho biết đã nộp đơn xin lệnh bắt giữ một thiếu…
Các đại biểu đồng thuận cho rằng máy điều hòa không phải mặt hàng xa…
Tối 20/11 một vụ đâm chém người đã xảy ra tại ký túc xá của…
Bộ Tài chính đang đề nghị xây dựng dự án nghị quyết của Quốc hội…
Trước bước tiến vững chắc của quân Nga, BBC chỉ ra trong một bài phân…