Việt Nam

Bộ Giáo dục trả lại quyền chọn sách giáo khoa cho trường học

Từ năm học 2024 – 2025 trở đi, các trường sẽ được tự chọn sách giáo khoa chương trình phổ thông mới để giảng dạy cho phù hợp với học sinh, giáo viên.

Từ năm học 2024 – 2025 trở đi, các trường sẽ được tự chọn sách giáo khoa chương trình phổ thông mới để giảng dạy cho phù hợp với học sinh, giáo viên. (Ảnh: nxbgd.vn)

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT (Thông tư 27) quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông, thay thế Thông tư 25 áp dụng từ tháng 10/2020 đến nay.

Thông tư số 27 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/2.

Điểm khác biệt lớn nhất của thông tư mới này là quyền quyết định chọn sách giáo khoa được giao về cho các cơ sở giáo dục thay vì UBND cấp tỉnh như trước.

Theo thông tư, hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục sẽ do hiệu trưởng (hoặc người đứng đầu) thành lập. Hội đồng này gồm các thành phần: người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên và đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh.

Số lượng thành viên hội đồng là số lẻ, tối thiểu 11 người. Đối với cơ sở giáo dục có quy mô dưới 10 lớp, số lượng thành viên hội đồng tối thiểu 5 người.

Mỗi cơ sở giáo dục có 1 hội đồng. Đối với cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, mỗi cấp học thành lập 1 hội đồng.

Đặc biệt, Thông tư 27 quy định người đã tham gia biên soạn sách giáo khoa hoặc tham gia chỉ đạo biên soạn, xuất bản, in, phát hành sách giáo khoa không được tham gia hội đồng. Tứ thân phụ mẫu và anh chị em ruột thịt hai bên vợ/chồng của người làm sách giáo khoa cũng không được phép có mặt trong hội đồng này.

Tương tự, người làm việc ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được phép liên quan tới hội đồng lựa chọn sách giáo khoa tại các cơ sở giáo dục.

Từ kết quả lựa chọn của các tổ chuyên môn, hội đồng của nhà trường họp thảo luận, thẩm định. Sau đó nhà trường lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng GD&ĐT (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở) hoặc Sở GD&ĐT (đối với cấp trung học phổ thông).

Ở bước thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn sách giáo khoa, Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT thẩm định hồ sơ của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý, sau đó tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa trình UBND cấp tỉnh.

Cuối cùng, UBND cấp tỉnh đưa ra quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục lựa chọn.

UBND cấp tỉnh đăng tải công khai danh mục sách giáo khoa được phê duyệt để sử dụng trong cơ sở giáo dục tại địa phương. Đồng thời, các cơ sở giáo dục phải thông báo danh mục này đến giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh trước ngày 30/4 hàng năm.

Minh Long

Minh Long

Published by
Minh Long

Recent Posts

TMĐT quý III: Bất ngờ với sự trỗi dậy của Tiki

Quý III/2024 chứng kiến sự trỗi dậy bất ngờ của sàn thương mại điện tử…

6 giờ ago

Tổng công tố Ukraine từ chức khi dân chúng bức xúc vụ bê bối trốn lính

Thiếu lính, bê bối khâu tuyển quân, nạn làm giàu nhờ chiến tranh, TT Zelensky…

6 giờ ago

Cháy chùa Phổ Quang: 27 pho tượng Phật bị thiêu rụi; thiệt hại 25 tỷ đồng

Chùa Phổ Quang có lịch sử hơn 800 năm bị thiêu rụi vào sáng ngày…

9 giờ ago

Tình báo Mỹ: Nga, Iran, Trung Quốc có thể kích động bạo lực sau bầu cử

Nga, Trung Quốc và Iran có ý định thổi bùng các câu chuyện gây bất…

12 giờ ago

Ông Tập nói với ông Putin: Thế giới hỗn loạn nhưng tình hữu nghị Trung-Nga sẽ trường tồn

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng…

12 giờ ago

Quan chức Nga chỉ ra chỗ khác biệt giữa BRICS và EU

Không đòi hỏi luật lệ và ràng buộc phức tạp, BRICS sẽ hấp dẫn về…

13 giờ ago